Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Thái độ của người Trung Quốc đối với quá khứ

Tác giả: Pierre Ryckmans

Pierre Ryckmans, tác giả chuyên viết về văn hóa và chính trị Trung Quốc với bút danh Simon Leys, giới thiệu bài viết này lần đầu tiên với cái tên “bài diễn văn Morrison số 47” vào ngày 16 tháng 6 năm 1986. Phiên bản này đã được xuất bản trước đó trên “Báo lịch sử miền viễn Đông” (sau là “Lịch sử Đông Á”) vào năm 1989. Chúng tôi tái bản bài viết ở đây để xem xét di sản “Bắc Kinh, thành phố vô hình”, cũng như là một sự bổ sung vào bộ tư liệu về đề tài Hán học hiện đại.

(Lời người biên tập)

Le Tibre seul, qui vers la mer s'enfuit,
Reste de Rome. O mondaine inconstance!
Ce qui est ferme, est par le temps detruit,
Et ce qui fuit, au temps fait résistance.

Trung Hoa là nền văn mình cổ xưa nhất còn tồn tại trên trái đất. Và sự tiếp nối độc nhất như vậy hẳn nhiên bao hàm mối quan hệ phức tạp của một dân tộc với quá khứ của họ. Thực chất sâu xa của sự bền vững đáng kinh ngạc về văn hóa này dường như là một nghịch lý: đó là việc nuôi dưỡng những giá trị đạo đức và tâm linh thuộc về con người cổ đại có vẻ thường được gắn với sự thờ ơ hay bàng quan đối với những di sản vật chất của quá khứ (thậm chí là ngay cả trong thời kì những tín ngưỡng lâu đời bị đả phá một cách mạnh mẽ nhất). (Dù bản thân sự tiếp nối về tinh thần bất chấp hay nhờ có sự tàn phá một phần những tư liệu vật chất của truyền thống là một vấn đề khác, nó cũng sẽ được đề cập một cách sơ lược sau đây)???

Bài viết này nhằm khám phá sơ bộ hiện tượng gìn giữ thế giới tinh thần đồng thời với việc tàn phá các yếu tố vật chất đã được quan sát trong suốt tiến trình lịch sử nền văn hóa Trung Hoa. Chủ đề thì vô cùng, vì thế ở đây tôi sẽ chỉ vạch ra một vài định hướng và đề tài cho những nghiên cứu sâu hơn. Ở mức độ này, tôi chỉ đơn thuần định hình vấn đề chứ không nhằm hướng tới việc đưa ra một giải pháp cụ thể nào.

Sự hiện hữu của giá trị tinh thần và thiếu vắng các yếu tố vật chất gắn với quá khứ ở Trung Quốc.

Trong cuốn tự truyện của mình, Carl-Gustav Jung đã diễn giải lý do vì sao ở cái độ tuổi già cả như vậy ông lại mong mỏi được tới thành Rome, nơi ông chưa bao giờ đặt chân tới. Ông cứ trù trừ hết lần này tới lần khác do e sợ mình sẽ không chịu đựng nổi niềm xúc động khi được diện kiến cái thực thể sống của nền văn hóa cổ đại Âu Châu. Cuối cùng, ông đã bị ngất đi và bất tỉnh trong phút chốc khi bước vào 1 đại lý du lịch ở Zurich để mua vé. Sau trải nghiệm này, ông đã có 1 quyết định sáng suốt là từ bỏ kế hoạch đó và ông không bao giờ được tận mắt chiêm ngưỡng thành Rome nữa. Hầu hết các nhà Hán học đều không được phú cho một độ nhạy bắt sóng như ông Zung, và cho dù có tinh nhạy được như thế đi chăng nữa thì cũng khó cho những người nghiên cứu về Trung Quốc cổ điển có thể tiếp cận Trung Quốc hiện đại ngày nay mà không quá đỗi xúc động hay xâm chiếm bởi tinh hoa lạ thường dường như tỏa ra từ khắp nơi ở một vùng đất quá đỗi gắn bó với lịch sử này.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của quá khứ ở đất nước Trung Quốc; đôi khi là ở những địa điêm không ngờ nhất, nơi có số lượng khách viếng thăm dày đặc: những tấm áp phích ở rạp chiếu phim, quảng cáo máy giặt, tivi hay kem đánh răng được bày dọc những con phố được viết bằng thứ ngôn ngữ hầu như không biến đổi gần 2 ngàn năm nay. Trong nhà trẻ, những đứa bé còn đang tập đi, miệng hát ê a bài thơ Tang ra đời khoảng 200 năm trước. Ở các nhà ga, những nhân viên tư vấn lịch trình tàu chạy đơn thuần cũng có thể là một trải nghiệm làm sững sờ bất cứ một nhà sử gia văn hóa nào: trí tưởng tượng bị nhào trộn bởi danh sách dài những thành phố vốn gắn với những thời kỳ huy hoàng của các triều đại trong quá khứ.Hay một lần nữa xuất hiện trong bối cảnh đặc trưng gần đây, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra trong 1 ngôi mộ 2 ngàn năm tuồi, giữa những loại thực phẩm đã được chôn cùng người chết là một loại bánh nhân thịt (bánh bao) giống y như nó vẫn đang được bày bán ở các cửa hàng góc phố ngày nay. Và chúng ta có thể lấy vô số ví dụ tương tự như vậy.

Nhưng đồng thời, nghịch lý lại là cái quá khứ mà dường như thâm nhập và biểu thị với một sức sống đáng kinh ngạc như vậy, cũng vượt khỏi sự nhận biết về mặt vật chất của chúng ta một cách kì lạ. Vẫn cái đất nước Trung Hoa vốn giàu về lịch sử và các hồi ức này kì quặc thay lại thiếu vắng bóng dáng những công trình cổ đại. Sự vắng mặt các yếu tố vật chất liên quan tới quá khứ trong phong cảnh đất nước Trung Hoa có thể là yếu tố làm lúng túng những người thực dân (khai hóa) phương Tây, đặc biệt là nếu họ tiếp cận Trung Quốc với những tiêu chí và chuẩn mực được hình thành một cách tự nhiên trong môi trường Âu Châu. Tại Châu Âu, dù phải trải qua vô số cuộc chiến tranh và tàn phá, mỗi thời đại đều để lại một số lượng đáng kể những mốc giới hạn (ranh giới) các công trình kỉ niệm: những tàn tích của Hy Lạp và La Mã cổ đại, tất cả những thánh đường lớn thời trung cổ, các nhà thờ (giáo đường) và lâu đài của giai đoạn Phục Hưng, những công trình của kỉ nguyên Ba rôc; tất cả những cái này tạo nên một chuỗi các chứng tích kiến trúc liên tục góp phần duy trì, làm sống mãi những hồi ức của quá khứ ngay tại trung tâm những thành phố hiện đại của chúng ta. Ở Trung Quốc thì lại ngược lại, nếu trừ đi một lượng nhỏ những khúc đồng diễn nổi tiếng mà mức độ cổ xưa của chúng là tương đương thì điều gây ấn tượng với những du khách có học thức là sự thiếu vắng những công trình kỉ niệm của quá khứ. Hầu hết các thành phố Trung Quốc, bao gồm và đặc biệt là những thành phố vốn là thủ phủ cũ hoặc trung tâm văn hóa có uy tín trong lịch sử, ngày nay thể hiện những khía cạnh mà có thể ko chính xác là cái mới hay hiện đại (bởi vì nếu hiện đại hóa là cái đích mà TQ đang hướng đến thì vẫn còn một quãng đường dài trước khi nó có thể đạt tới) nhưng dường như lại thiếu vắng những đặc điểm truyền thống. Tóm lại, chúng có vẻ như là một sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa cuối thế kỉ 19. Vì thế, cái quá khứ mà vẫn tiếp tục tạo sức sống trong đời sống người TQ bằng những cách thức nổi bật, bất ngờ và hết sức tinh tế, dường như tồn tại trên mỗi con người hơn là gạch đá. Lịch sử TQ vừa thực sự thuộc về yếu tố tinh thần lại vừa vô hình về mặt vật chất.

Cần phải lưu tâm rằng, khi đề cập tới sự phá hủy các yếu tố vật chất gắn với quá khứ, tôi không có ý lại đề cập 1 lần nữa tới sự tàn phá rộng khắp và có tính hệ thống do cuộc “Cách mạng văn hóa” gây ra. Trong những năm cuối thời Mao, sự tàn phá này đúng là dẫn tới sa mạc văn hóa theo nghĩa đen của nó, ở vài thành phố, 95 cho tới 100% những di tích lịch sử và văn hóa đã biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, lại phải nói rõ ngay rằng, nếu tại nhiều thành phố, các băng nhóm học sinh có thể cướp bóc, thiêu trụi và san bằng gần như toàn bộ các di tích cổ thì trong trường hợp cá biệt này, đó là do chẳng còn lại nhiều cho chúng tàn phá. Quả thực, có rất ít công trình còn tồn tại được sau cái thảm họa lịch sử ban đầu đó, và kết quả là những kẻ chuyên đi phá hoại các công trình văn hóa (do ác tâm hoặc ngu dốt) chả có mấy mục tiêu để mà bỏ sức. Trong cái bối cảnh này, việc nhìn nhận cuộc “Cách mạng văn hóa” như một sai lầm ngẫu nhiên có thể là mốt sơ suất. Nếu đặt lại nó vào một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thực ra nó dường như là biểu hiện gần nhất của cái hiện tượng đả phá tín ngưỡng nghiêm trọng cổ xưa mà đã tái diễn trong suốt các thời kì lịch sử. Không phải trở về với lịch sử xa xôi nào, cuộc nổi dậy Taiping vào giữa thế kỷ 19 đã tàn phá một cách trầm trọng hơn nhiếu so với cuộc “Cách mạng văn hóa”. Về sau, tôi sẽ còn trở lại với câu hỏi vể sự tàn phá có tính chu kỳ các di sản vật chất có liên quan tới quá khứ mà dường như đã trở thành đặc trưng của lịch sử đất nước Trung Hoa này.

Do đó, sự thiếu vắng gây bối rối những cảnh quan công trình lịch sử của Trung Quốc không thể đơn thuần nhìn nhận như là kết quả của những năm tháng hỗn loạn thời Mao Trạch Đông. Đặc trưng đó còn có tính chất lâu dài và sâu xa hơn nữa, và nó đã thực sự gây ấn tượng(chú ý) đối với những du khách Châu Âu vào những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Riêng về mặt này, tôi cho rằng khó mà tìm được nhân chứng nào có tư cách và cởi mở hơn Victor Segalen (1878-1919), một nhà thơ đặc biệt, người vừa là nhà Hán học vừa là nhà khảo cổ học với nhiều thành tựu đáng kể. Ông đã ở Trung quốc vài năm vào thời điểm kết thúc của đế chế (giai đoạn kiểm soát) và tiến hành 2 cuộc hành trình khảo cổ dài vào những tỉnh vùng sâu xa hơn nữa của nội địa. Trong bài thơ tản văn “Aux Dix mille années” (1912), ông đã tổng kết lại một cách dễ nhớ cái nghịch lý mà tôi cho là nguyên nhân thái độ của người TQ đối với quá khứ của mình (Thực sự thì toàn bộ bài viết của tôi được khơi nguồn từ bài thơ này, và điều mà tôi đang cố làm ở đây chỉ là đưa ra 1 lời bình (nhận xét) cho nó).

Bài thờ của Segalen là một sự suy ngẫm về mối liên hệ giữa nền văn hóa Trung Hoa và thời gian. Mở đầu là sự gợi lên tương đối những nguyên tắc kiến trúc của các nền văn mình vĩ đại trong quá khứ và đối lập chúng với quan niêm của người Trung Quốc. Những quan điểm phi Trung Quốc (từ những quốc gia khác TQ), từ Ai Cập cổ đại cho tới phương Tây hiện đại về cơ bản là những nỗ lực chủ động,xông xáo nhằm thách thức và vượt qua sự tàn phá, bào mòn của thời gian. Họ có tham vọng kiến lập nên sự vĩnh cửu thông qua việc sử dụng những vật liệu bền chắc nhất có thể và những kỹ thuật mà đảm bảo được mức độ đàn hồi (linh hoạt?) tối đa. Nhưng dù có làm thế đi chăng nữa, những nhà kiến trúc (người thi công?) chỉ đang cố trì hoãn sự thất bại không thể tránh khỏi của mình mà thôi. Ngược lại, người Trung Quốc đã nhận thức được – như trong những lời thơ của Segalen – “nothing immobile can escape the hungry teeth of the ages” (ko một thực thể không hoạt động hay bất động? nào có thể thoát khỏi những chiếc răng háu đói của thời gian). Vì thế những kỹ sư xây dựng người TQ mà chịu khuất phục trước sự tấn công của thời gian làm chệch hướng của nó tốt hơn.

Những suy ngẫm của Segalen được hình thành từ những dữ liệu chính xác về mặt kỹ thuật: những công trình kiến trúc Trung Hoa thực sự được làm từ các vật liệu mỏng manh và dễ hỏng, chúng bao gồm cả 1 kiểu ”lỗi thời cố hữu”, chúng nhanh chóng bị hư hỏng và cần phải xây lại thường xuyên. Từ những quan sát thực tế này, ông rút ra một kết luận có tích chất triết học: người Trung Quốc đã thực sự chuyển đổi được vấn đề: sự vĩnh cửu không nên tồn tại ở các công trình mà nên sống trong những người xây dựng chúng.Trạng thái nguyên thủy ngắn ngủi nhất thời của công trình kiến trúc giống như một món tặng phẩm cho sự phàm ăn của thời gian, và vì cái giá phải trả cho những sự hi sinh như vậy, các nhà kiến tạo cần phải đảm bảo tính bất diệt của các thiết kết thuộc về yếu tố tinh thần.