Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Sách với vở.

Hồi trước đọc sách thấy kể chuyện mấy ông trí thức Tây học về nước theo cụ Hồ phải mang theo mấy tấn sách để làm tài liệu.
Công nhận nếu thế thật thì các bố ấy quá giàu đi. 1 quyển sách cho là nặng 1kg đi,1Kg là loại sách phải hơn 600trang chứ không ít. Thế thì vài tấn sách tức là mấy nghìn quyển sách. Theo thời giá hiện tại là mỗi quyển cũng mấy chục €. Vì loại sách văn học khá rẻ sau nhiều lần xuất bản nên tiền bản quyền giảm theo, chứ sách khoa học thì in số lượng ít nên bán đắt. Vạy 40€X vài nghìn quyển thì các cụ ấy phải mất gần trăm nghìn € mua sách.

Ngày nay với sự phổ cập của internet thì chẳng ai điên mang cả tấn sách về quê cả. Tiền phí gửi cũng chết tiền rồi. Bây giờ có thể đọc được rất nhiều sách trên mạng dưới dạng ebook. Ngoài sách ra còn vô số tạp chí bài báo. Tất nhiên không phải lúc nào cũng free nhưng nói chung là đọc hết đống free thì cũng ốm.

Đó là sách về tri thức phổ thông nói chung, chứ sách chuyên ngành khoa học thì trên mạng không có nhiều lắm. Vì chuyên ngành càng sâu thì càng ít người nghiên cứu và đọc, bởi thế nhu cầu là không nhiều nên chẳng mấy ai up lên mạng cả.
Đúng ra thì trên ebook của google có cực nhiều sách, kể cả chuyên ngành. Ví dụ như sách bằng tiếng Pháp thì 80% số sách mình cần tìm đều có thể kiếm ở google, trừ những quyển nào mới ra thì chưa có. Tuy nhiên đọc trên máy tính rất đau mắt, đặc biệt là bọn google không up toàn bộ mà thường chỉ môt phần, đôi lúc thiếu vài ba trang đang đọc tức như bò đá.

Ngoài google ra thì còn có nhiều trang web khác khá phong phú. Tuy vậy vẫn không thể nói là đầy đủ được, đặc biệt là các publication mới thường chưa kịp up. Mà khoa học thì luôn cần cập nhật, đặc biệt là về khoa học xã hội, chứ không cứ hùng hục nghiên cứu cả năm rồi mới ngã ngửa ra là cái mình làm đã có thằng làm cả chục năm trước.
Nói thêm là tình trạng khoa học của Vn rất phò phạch, nhưng phò phạch nhất là các ngành khoa học xã hội. Các giáo sư với chuyên gia rất là lười đọc sách, một phần là không chú tâm, thứ 2 là không thạo ngoại ngữ nào để có thể đọc tài liệu thoải mái, mà thạo ngoại ngữ thì làm giáo sư làm cóc gì cho nghèo, đi làm phiên dịch hay làm cho NGO mau kiếm tiền hơn. Bởi tình trạng này mới có chuyện là nhiều hội thảo các bác giáo sư cãi nhau chí chóe về những khái niệm thuộc loại sơ đẳng nhất của chuyên ngành.
Nói chung để viết báo và làm nghiên cứu bên lĩnh vực khoa học xh mà không rành một trong các ngoại ngữ phổ biến (ANh, Pháp, Trung, Tây Ban NHa, Nga, Đức và có thể cả Nhật nữa) thì nghiên cứu lịch sử Đảng là hợp nhất, vì kiến thức khoa học bằng tiếng Việt thực sự rất khiêm tốn mà nhiều khi không chính xác và cập nhật.


Không phải sách nào cũng tìm được bản online, thậm chí thư viện cũng khó tìm mặc dù hệ thống thư viện của Pháp phải nói là vĩ đại, sẽ kể về nó khi nào rỗi. Cho nên thấy quyên nào hay mình phải scan ngay. Nhưng scan lâu quá, nên bây giờ dùng máy ảnh chụp luôn rất nhanh tuy chất lượng ko tốt bằng scan. Nhưng dung lượng bé và nhanh. Một quyển sách 900 trang hôm trước thử chụp mất không đến 1h.
CHụp lại sau đỡ phải mượn thư viện khi cần tra cứu, thêm nữa sau về Vn làm gì có cơ hội mà kiếm sách, và tiếp là nếu ai cần tài liệu có thể chia sẽ. hihi