Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Tathy

Mấy hôm mệt nên lười học, ngựa quen đường cũ chạy vô Thăng Long xa vợ chém gió ăn tục nói phét.

Tathy đúng là ngày càng lắm bọn chim lợn, đầu đất chạy vô tham gia dường như để lấy mác. Mấy đứa con gái thì ăn rồi chỉ post ba cái ảnh linh tinh ngớ ngẩn hoặc nói phét về quần áo, nước hoa. Còn mấy thằng em chả rỗi hơi thì thấy topic nào cũng bâu xâu vào viết vài ba câu nhăng cuội. Đã dốt nát lại còn mất dạy và cãi cùn cãi cố.

Tự nhiên có hứng cãi nhau chuyện không phải của mình, thực ra có thể liên quan đến mình và mọi người. Chẳng nhớ đang nói chuyện gì mà tự nhiên quay sang chém gió về cãi cảnh ruộng đất và vai trò của tri thức trong công cuộc cải biến xã hội.

Mấy thằng cực tả đầu đất em chả kiến thức toàn sách vở kiểu báo nhân dân hay chuyện anh Lê Văn Tám vào nổ ầm ầm bảo kê chế độ. Ngợi ca cải cách ruộng đất mang lại ruộng đất cho dân cày và tạo động lực cho người chiến sĩ nơi mặt trận, rồi nào là nhiều thằng địa chủ cũng đáng bị xử bắn.

Trước sau một quan điểm rằng "cải cách ruộng đất là một trong những nhân tố có tác hại ghê ghớm nhất đến lịch sử VN thế kỉ 20, mà thậm chí là cả đến thế kỉ 2 này, vấn đề không phải là giết chết mấy nghìn hay mấy vạn địa chủ cường hào. Mạng người là quan trọng, nhưng cái đó không tác hại lớn bằng chính cải cách ruộng đất đã góp phần lớn và quyết định đưa một lớp nông dân thất học, dốt nát, "đầu đất", tầm nhìn hạn hẹp và cực đoan lên quản lý xã hội". Lớp thất học này lãnh đạo đất nước rồi tạo điều kiện cho lớp con cái, cháu chắt cũng đầu đất tiếp tục nắm giữ vận mệnh đất nước này.
Có mấy thằng ngu lại còn khẳng định rằng, con cái nông dân thông minh không thua gì địa chủ, trí thức. He he.
Sự thật là xác suất để một thằng sinh ra trong gia đình mấy đời làm culi kéo xe giỏi giang thông minh hơn 1 thằng sinh trong 1 gia đình trí thức có truyền thống học rõ ràng là thấp hơn. Bắt chứng minh thì đek chứng minh được bằng số liệu, he he.

Mạn vận cho dân tộc nào nằm trong tay một lũ đầu đất chứ không phải một tầng lớp tinh hoa elit học hành nghiêm túc và bài bản.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009

Kháp tự nhĩ đích ôn nhu

邓丽君

Cô sinh ở thôn Điền Dương, huyện Vân Lâm, Đài Loan trong một gia đình đại lục quê gốc ở tỉnh Hà Bắc. Tên gọi Lệ Quân là do người cha đặt, dựa theo tên gọi của nhân vật Mạnh Lệ Quân đời nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1963 cô tham gia cuộc thi hát Hoàng Mai Hí và được giải, năm 1967 ra đĩa nhạc đầu tiên và ngay lập tức được ưa chuộng tại Đài Loan. Nhưng ở đại lục giọng hát của cô bị coi là ủy mị và bị cấm đoán. Sau cải cách những bài hát trữ tình của cô mới được nhân dân đại lục đón nhận và hâm mộ. Đặng Lệ Quân được nhân dân Trung Quốc gọi là Tiểu Đặng, cùng với nhà lãnh đạo cộng hòa nhân dân Trung Hoa đương thời là Đặng Tiểu Bình trở thành những cái tên được biết đến nhiều nhất. Hồi đó có câu "Ban ngày nghe Lão Đặng, ban đêm nghe Tiểu Đặng".


Nhu_su_diu_dang_cua_yoump3 (Objet audio/mpeg) - Dang Le Quan

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009

My wallet

Cách đây 3 tuần quay trở lại Pháp tiếp tục công việc học hành sau gần 2 tháng về Việt Nam ăn Tết. Học hành chán quá nên về nhà cho thoải mái đầu óc và hưởng tí không khí mùa xuân Việt Nam sau nhiều năm xa nhớ.

Vì là số hiếm trong đám sinh viên về nhà vào dip Tết nên ra đi đương nhiên phải mang hộ khá nhiều quà cho bạn bè bên này, gọi là mang chút hơn ấm quê hương sang cho bè bạn. Thôi cũng không nỡ từ chối. Về phần mình thì mua thêm mấy bộ quần áo và mang thứ không thể thiếu là trà xanh. Bên này khó có thể mua được loại trà xanh đúng như ở nhà, chủ yếu người ta bán loại trà đen của Tàu hoặc Ấn độ. Uống cũng không tệ, nhưng gout khác. Mình uống hơi nhiều nên mỗi lần về là phải mang ít nhất 1.5kg sang để dành.

Hành lý cố gắng thu xếp không quá cân so với quy định. Nhưng không chú ý hành lý xách tay nên bỏ vào đó toàn là sách mang về (để đọc nhưng chưa đọc được quyển nào) nên hơi nặng. Làm thủ tục check in xong xuôi, cùng mấy người lên lầu 3 Nội Bài ăn cơm và nói chuyện vì vẫn còn thừa khá thời gian. Lúc kéo valise vào để lên máy bay thì lù lù đâu ấy ông hải quan để sẵn một cái cân điện tử bắt hành khách phải cân cả hành lí xách tay. Valise kéo tay của mình tận 13 kg. Mà các bố này bảo chỉ được mang không quá 7kg.
Thật là vớ vẩn quá, vì thường xách tay thì không quá khổ là được, cùng lắm là trong vé quy định không quá 12kg như bọn Airfrance hay BA (Nhưng bọn nó cũng không thừa hơn cân bao giờ). Tiêu chuẩn 12kg là hợp lí, đây các bác Nội Bài lại chỉ cho 7kg mà lại không ghi trước vào vé, làm dân tình bỏ những thứ quan trọng vào đồ xách tay hết cả. Nên hầu như ai cũng dở khóc dở mếu. Mình đành phải nhờ ông chú có quen với người ở Sân Bay xin xỏ. Gọi điện đủ các kiểu cho ông này ông nọ rồi năn nỉ em học xa, toàn mang sách thôi, bỏ lại lấy gì em học nhưng các chú vẫn kiên quyết bắt bỏ ra. Đúng là làm việc chí công vô tử theo tinh thần nhà nước pháp quyền. Hihi
Cuối cùng thì đành vác hành lí thừa ra gửi thêm một cục theo máy bay, được cái mấy em làm ở quầy check in rất dễ tính, thậm chí không lấy cả lệ phí, chắc thương sinh viên nghèo học dốt đây.

Cuối cùng thì mọi thứ cũng xong, nhưng mất khá thời gian thành thử vào máy bay vội vàng lại ghé quầy thuốc lá mua cho ông bạn 1 cây thuốc.Cũng vì vội mà mới có chuyện để kể đây.
Mua thuốc xong ung dung lên máy bay ngồi, lôi nhạc ra nghe đợi máy bay cất cánh thì chợt có đồng chí an ninh sân bay chạy vào tận ghế hỏi "ai là anh N.Q", xong đưa cho mình cái ví. Híc, thậm chí chỉ kịp nói cảm ơn anh kia là anh ấy xuống luôn, sau đó 2' thì máy bay cất cánh.

Mình để rơi ví hoặc quên ở quầy mua thuốc, cũng không nhớ, vì đến lúc anh an ninh kia mang vào mới biết. May thật, nếu mà mất ví thì sang lại Pháp hết khổ luôn vì ngoài thẻ ngân hàng ra còn hơn chục loại thẻ khác từ thẻ thư viện, thẻ nhà ăn đến thẻ bảo hiểm y tế... Cái nào cũng quan trọng, làm lại được cũng mất rất nhều thời gian.

Thật may là vẫn còn những người tốt mang trả, trong ví mình ngoài một số lượng nhỏ tiền VND còn có một số tiền khác nhé. Hơn hết cái ví này đã theo mình suốt gần 10 năm qua với biết bao kỉ niệm.

Cái ví da rất bền có nhãn Johnnie walker vì hồi năm 1 ĐH papa mua chai rượu Johnnie mở ra có cái ví khuyến mãi, cho mình dùng luôn, sinh viên tích cực xài đồ tặng cho. Hihi, nhưng công nhận là rất bền, 10 năm (tháng 9 năm 2009 sẽ đúng 10 năm thành sinh viên) nhưng không hề bị đứt chỉ hay rách, chỉ hơn sờn 1 tẹo ở chỗ gấp.

Tính cả hôm ở sân bay nữa thì đúng 3 lần rơi (mất ) cái ví này:

Lần thứ nhất là năm cuối Đh, đi xem bóng đá ở quán gần nhà trận chung kết cúp C1, rơi chính ở đó nhưng thằng chủ quán mất dạy nói là có thằng nhặt được ngoài đường và bắt mình bỏ tiền ra chuộc mấy trăm nghìn đồng thời số tiền có trong ví bị mất sạch. Thằng chủ nhà này rất khốn nạn sau khi lấy xong ví (vì có nhiều giấy tờ quan trọng như CMND và bằng lái xe), mình đã chửi thằng vào mặt nó dù mình vốn là thằng rất ít khi có đủ dũng cảm để nói những lời nghiêm nghị với nguoi hơn tuổi. Mình cáu lên bảo "anh thật tử tế, dám bịa chuyện để gạt và lấy tiền em, em không bực vì chuyện tiền mà bực vì anh và em biết nhau cả năm trời mà anh còn làm thế. Em tin vào nhân quả lắm, rồi đời con cái anh nó cũng chẳng khá hơn anh được đâu". Nghe đâu giờ chú này vẫn thế, thằng con trai càng lớn càng bố láo.

Lần thứ hai là bị móc ví ở trên tram ở Bordeaux. Mất ví làm mình phải báo với ngân hàng ngay để nó đóng tài khoản và mãi mới có card mới, 2 tuần không có tiền xài. Hết khổ! Sau đó ông già bạn người Pháp nói là ở đây có 1 trung tâm quản lí đồ rơi và thất lạc ( service des objets trouvés, thành phố nào cũng có, do cảnh sát quản lí) mày lên tìm xem. Mình lên nhưng không thấy, và để lại tên tuổi kèm số đt, 2 tuần sau thì người ta gọi lên lấy lại ví. Đúng ví của mình và mọi giấy tờ vẫn nguyên, đương nhiên tiền thì mất hết. Nói thêm là người ta làm việc này hoàn toàn miễn phí.

Lần thứ 3 thì như đã kể ở trên. Cũng thật khó tin vì người ta mang vào tận máy bay trả ngay trước lúc máy bay cất cánh.

Xã hội Việt Nam có nhiều điều nhức nhối và vô lí, nhưng đó đây vẫn có những điều tử tế, đáng để hi vọng dù nhỏ nhoi.

Cũng có thể khi mở ví mình ra xem người ta nhìn thấy bức ảnh đen trắng chụp một người con gái rất dịu dàng, dễ thương, với đôi mắt buồn nhìn xa xa vô cùng thánh thiện thuần khiết khơi dậy được lòng tốt và tử tế ở người đối diện chăng?

Người con gái đã ở một nơi rất xa ấy, người khi nghĩ về đều mang đến cho ta 2 thứ cảm xúc song hành: Niềm thương cảm chua xót lẫn sự ấm áp dịu dàng thẳm sâu nơi trái tim vốn ngày càng ít ỏi...


Cũng có thể người ta mang ví trả lại cho mình chỉ đơn giản là một việc người ta vẫn làm thôi.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

"Ensemble des aspects intellectuels, moraux, matériels des systèmes de valeur, des styles de vie qui caractérisent une civilsation".
Văn hóa là tập hợp những phương diện trí tuệ, đạo đức và vật chất của những hệ thống giá trị và lối sống tạo nên đặc trưng của một nền văn minh

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2009

Chán

Thời gian trôi nhanh quá.
Một tuần trôi qua cái vèo. Và thế là gần 3 tuần quay trở lại Pháp sau gần 2 tháng chơi bời ở nhà.
Tuần vừa rồi đã gặp giáo sư để bàn chuyện luận văn. Mọi việc có vẻ ổn, nếu theo đúng lịch trình thì hè 2010 là mọi thứ xong xuôi, xem như kết thúc sự nghiệp học hành. Nhiều người nghĩ như thế là học xong lúc còn khá trẻ, nhưng trẻ gì nữa, 28 rồi.

Học ĐH từ lúc 17 tuổi, học xong thì mất 1 năm vật vờ học Master ở nhà đợi học bổng sang đây, sang rồi thì lại đổi ngành học khác, mất thêm 1 năm nữa. Thesis thì cứ ấm ớ không chịu viết nên mãi chẳng xong.

Nói chung là cứ lập ra plan gì là y như rằng không thực hiện được. Đúng là kiểu người của những sự tình cờ.
Bắt đầu viết những trang đầu tiên của luận văn mới biết và sửng sốt là hơn 2 năm qua không làm được gì cả, ăn rồi mơ màng linh tinh với những chuyện vớ vẩn chẳng đâu vào đâu. Mà hình như thằng nào làm PH.D cũng mất khá nhiều thời gian vô bổ kiểu này thì phải. Tính mình ham chơi nên lại càng mất nhiều hơn.

3 tháng nữa phải hoàn thành 100 trang đầu tiên để nộp cho giáo sư. Nghĩ thì đơn giản lắm nhưng có lẽ 3 tháng này là quảng thời gian khủng khiếp nhất của đời học sinh 20 năm của mình. OMG!

Hôm trước nói với giáo sư là "tao đã ở cuối đường hầm rồi, chỉ còn mỗi nước tiến lên thôi". Tiên sư lão già còn động viên với khen vớ vẩn "Tao nghĩ mày rất có năng lực, vấn đề là đôi khi bị cản trở bởi nhũng vấn đề cá nhân". Gặp ông giáo dễ tính thì có vẻ sướng nhưng điều này lại làm hại thằng luời như mình. Suốt năm suốt tháng toàn bịa ra lý do để chơi bời với làm những việc vớ va vớ vẩn. Chẳng có thằng khùng nào 2 năm làm Ph.D mà về nhà chơi 3 lần cả.

Cuối tuần lên in ít tài liệu thì máy in ở labo bị khùng không chạy được từ máy tính mình. Trong khi từ máy của mấy phòng bên cạnh thì vẫn chạy tốt. Gọi điện và viết mail cho bọn IT của trường thì bọn nó bảo sẽ sửa nhanh nhất có thể. Thật là tốn thời gian, đành in bằng máy in của riêng, máy in màu nên tiền mực đắt hơn tiền máy.

Thôi, tạm viết đây ít dòng tự động viên bản thân. Một tuần mới làm việc chăm lên đi không thì chết chìm mất.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

BIBLIOGRAPHIE

Bibliographie

Ouvrages, études et thèses

  1. ABOU (S.), L’identité culturelle, Hachette, 1995.
  2. A.L DROZ (G.), « La protection internationale des biens culturels et des objets d’art, vue sous l’angle d’une convention de droit international privé ». La vente internationale d’œuvres d’art, Institute of International Business Law and Practice, International Chamber of Commerce, Faculté de Droit de Genève, colloque de Genève 11-13 avril 1985, Genève 1987, p. 535 et s.
  3. ASSOCIATION HENRI CAPITANT, La protection des biens culturels (journées polonaises), Tome XL, 1989, Economica Paris, 1991.
  4. ANNE-MARIE (A.), Politique culturelle et mondialisation.
  5. ARJUN (A.), Après le colonialisme, lé conséquences culturelles de la globalisation.
  6. ALAIN (D.), KAREN (B.), Une autre mondialisation en mouvement.
  7. BABELON (J.P.), CHASTEL (A.), La notion de patrimoine, Paris, Lianna, 2004.
  8. BADY (J.P.), Les monuments historiques en France, PUF, 1988, 2° éd.
  9. BELL (J.), « Comparing Public law » in HARDING (A.) örücü (E.) ed., Comparative Law in the 21 st Century, Kluwer Law International, 2002.
  10. BOUCETTA (A.), Le statut du patrimoine culturel en droit international, contribution à l’étude de la notion de patrimoine culturel de l’Humanité, Thèse pour le doctorat en droit nouveau régime, Aix- Marseille III, 1989.
  11. BRICHET (R.), Le régime des monuments historiques en France, Librairies Techniques, 1952.
  12. BRUNSVICK (Y.), BADY (J-P.), CLERGERIE (B.), Lexique de la vie culturelle, Dalloz, 1987.
  13. CHOAY (F.), L’allégorie du patrimoine, Paris, Seuil, 1999
  14. CHARLES- ALBERT (M.), Mondialisation, la grande rupture, éditions la Découverte, Paris, 2007.
  15. COLOMBET (C.), Propriété littéraire et artistique, Précis Dalloz, 5e éd., Paris, 1990.
  16. COMMISSION DES COMMUNAUTES EUROPENNE, Communication de la Commission au Conseil relative à la protection des trésors nationaux ayant une valeur artistique, historique ou archéologique dans la perspective de la suppression des frontières intérieures en 1992, réf Com (89) 594 final, 22 novembre 1992.
  17. COMMISSION DES COMMUNAUTES EUROPEENNE, Rapport sur la libre circulation des œuvres d’art dans la Communauté, réf III B 1610. 87.
  18. CONSEIL DE l’EUROPE, La protection juridique internationale des biens culturels, Actes du XIII colloque de droit européen, Delphes 20-22 septembre 1983, Strasbourg, 1984.
  19. DUQUESNE (J.), Le régime des échanges culturels dans l’Europe des neuf, Etude effectuée pour la Commission des Communautés européennes, 1975, références XII/685/75-F.
  20. DUQUESNE (J.), Le régime des échanges culturels dans l’Europe des douze, Etude faite à la demande de la Commission des Communautés européennes, Etude et propositions, novembre 1988, référence X/Culture/15/1988.
  21. DURUPTY (M.), L’Etat et les Beaux-Arts, Thèse pour le doctorat en droit, Université de Bordeaux, Faculté de droit et de sciences économique, 1964.
  22. EDELMAN (B.), La propriété littéraire et artistique, « Que sais-je » (4è éd.), PUF, Paris, 2008.
  23. Gautier (P.-Y.), Propriété littéraire et artistique, PUF, coll. Droit fondamental, Paris, 5ème édition, 2004.
  24. GLADYS (O.G.), Mondialisation/globalisation.
  25. GROUPE DE RECHERCHE SUR LES MUSEES ET LE PATRIMOINE, Patrimoine et mondialisation, l’Harmattan, 2008
  26. JACQUES (T.), Intégrations régionales et mondialisation, Complémentarité ou contradiction, La Documentation française, Paris, 2003.

  1. KOCH (K.), L’application du traité CEE au secteur culturel, Etude Secteur Culturel, Publications des Communautés Européennes, 1975, réf XII/ culturel/ 451/ 75/F.
  2. LA VENTE INTERNATIONALE D’ŒUVRES D’ART, tome II, Colloque international de Genève, Institut of International Business Law and Pratice, International Chamber of Commerce, Faculté de Droit de Genève, Département de Droit International Privé, ICC Publishing S.A., Paris, New York, Kluwer and taxation publishers, Deveuler, Boston, 1990.
  3. MESNARD (A-H.), L’action culturelle des pouvoirs publics, Préface de A. de LAUBAGERE, LGDK, Paris, 1969.
  4. PELLOUX (R.), La notion de domanialité publique depuis la fin de l’ancien droit, Dalloz, Paris, 1932.
  5. POISSON (G.), Les musées de France, « Que sais-je » N°…, PUF, Paris, 1976.
  6. PONTIER (JM.), RICCI (JC), BOURDON (J), Droit de la culture, Précis Dalloz, Paris, 1997.
  7. POULOT (D.), Patrimoine et Modernité, Paris, l’Harmattan, 1998.
  8. STAVRAKI (E.), La convention pour la protection des biens culturels en cas de conflit armé : une convention du droit international humanitaire, Thèse, Paris I, 1988.

Ouvrages généraux.

  1. BUSSON (A.), EVRARD (Y), Portraits économiques de la culture, Notes et Etudes Documentaires, La Documentation française, Paris, n° 4846, 1987-21.
  2. CARROUE (L.), Géographie de la mondialisation, A. Colin, Paris, 2006.
  3. GHORRA (G.C.), Dictionnaire des mondialisations, A. Colin, Paris, 2006.
  4. DAMISCH (J.), Ruptures cultures, Les éditions de Minuits, Paris, 1976.
  5. EMMANYEL (P.), Pour une politique de la culture, Seuil, 1971.
  6. ORY (P.), L’aventure culturelle française, 1845 -1989, Flammarion, Paris, 1989.
  7. GRATALPOUP (C.), Géohistoire de la mondialisation, A. Colin, Paris, 2007.
  8. JEAN- MICHEL (D.), Politique culturelle : la fin d’un mythe, Gallimard.
  9. MICHEL (H.), Le Vietnam en mutation, Documentation française, 1999.
  10. PHILIPPE (D.), Le Viêt Nam face à l'avenir, L'Harmattan, 2000