Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Nhà nước cảnh sát/ Nhà nước pháp quyền.

Nhà nước cảnh sát/ Nhà nước pháp quyền.

Trong con mắt của các lý thuyết gia thì đặc trưng căn bản của Rechtsstaat thể hiện ở trong mối quan hệ với đối tượng bị quản lý và với tất cả những gì thuộc về quy chế cá nhân của những đối tượng này, Nhà nước hành động dựa trên cơ sở của các nguyên tắc khái quát, các quy phạm và những thứ đã được xác lập từ trước. Sự đòi hỏi này thực sự có ý nghĩa đối với chính quyền và tạo ra nguyên tắc căn bản cho thấy sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) và nhà Nhà nước cảnh sát (Polizeistaat)

Cũng như nhà nước pháp quyền và khác với kiểu chính phủ độc đoán hay chuyên quyền, nhà nước cảnh sát thừa nhận chỗ đứng lớn lao của pháp luật : Nhưng đó là thứ luật pháp hoàn toàn mang tính công cụ dựa theo đó chính quyền toàn quyền sử dụng, chính quyền không có nghĩa vụ phải tôn trọng các quy phạm có giá trị tối thượng đã được đặt ra cho chính nó. Đó là thứ pháp luật nhằm áp đặt các nghĩa vụ lên các đối tượng bị quản lý trong khi chính quyền không chịu sự gò bó áp chế nào, nó là biểu hiện và cô đọng của tất cả sức manh của chính quyền. Nhà nước cảnh sát được dựng lên bởi đăc ân của Hoàng đế (luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị) : không thực sự tồn tại một giới hạn pháp lý ngăn cản hoạt động của chính quyền, cũng không có một cơ chế bảo vệ thực sự giúp công dân chống lại nhà nước.

Nhà nước pháp quyền đối lập với Nhà nước cảnh sát ở chỗ trong mô hình nhà nước này luật pháp không còn chỉ là công cụ hoạt động của Nhà nước mà còn là phương tiện giới hạn sức mạnh của chính quyền. Pháp luật ở đây mang lại cho chính quyền một đặc trưng hai chiều, pháp luật cho phép chính quyền hành động những đồng thời cũng đề ra nghĩa vụ cho chính quyền đó. Như vậy Nhà nước pháp quyền buộc chính quyền phải phục tùng một tổng thể các nguyên tắc tối thượng và đến từ bên ngoài nó, áp chế lên nhà nước một cách có tính ràng buộc và cưỡng chế. Những quy tắc này trao cho Nhà nước tư cách để hành động và nó cũng xác định các phương thức chính quyền có thể sử dụng : Chính quyền không được áp đăt những gì không được định liệu ngầm từ trước bởi các nguyên tắc trên, các đối tượng bị quản lý có thể viện đến một cơ quan tài phán để yêu cầu hủy bỏ, sửa đổi hay không áp dụng những quyết định hành chính vi phạm các quy tắc trên.

Thực tế thì học thuyết Rechtsstaat dẫ tới việc khẳng định tính tối cao của luật đối với chính quyền : Chính quyền không những tránh hành động trái với luật (contra legem) mà còn phải có nghĩa vụ hành động phù hợp với luật (secundum legem) dựa trên một tư cách hợp pháp. Sự khẳng định này chỉ có ảnh hưởng đối với quan niệm vật chất về luật được tuyên bố bởi học thuyết của người Đức và nó đối lập với hoàn toàn mang tính hình thức sau khi được Carrré de Malberg khởi sướng và thành học thuyết của người Pháp : Xác định bằng nội dung của nó, luật bao trùm toàn bộ sự ban bố (ra lệnh) của các quy phạm nhằm hướng tới đối tượng chịu sự quản lý. Mục đích của luật là « hạn chế các quyền và nghĩa vụ tương hỗ của các cá nhân » (Laband) hoặc là « vạch ranh giới cho các hoạt động tự do của các cá nhân trong các mối quan hệ tương hỗ »(Jellinek)


@Copyright Quan NGUYEN