Thứ Năm, 9 tháng 4, 2009

Di sản hình thành như thế nào ?

Thông thường, sự ra đời của một di sản đăc trưng bởi 3 bước : Bước thứ nhất là bước phát sinh, tức là giai đoạn khi xã hội sản sinh ra thứ mà nó cần, bước thứ 2 là bước nhận thức về di sản vốn thường được thực hiện dựa trên một sự chuyển hóa về mặt giá trị vốn hiện hữu bên ngoài lợi ích ban đầu mà vật thể đã tạo ra từ trước, cuối cùng, bước thứ ba là khi vật thể chiếm được một bản sắc mang tính di sản, chứng thực bằng quy chế quản lý mang tính công cộng của nó.

Vật thể đó dành được một giá trị mang tính di sản theo nghĩa bằng một quá trình thông qua (chấp nhận) gọi là sự chiếm giữ, sự chiếm giữ này biểu hiện qua sự hiện diện của một số tiêu chỉ được áp dụng (đề ra) bởi những người trung gian là đại diện (hiện thân) của một bộ phận hay toàn bộ dân cư. Sự áp dụng các tiêu chuẩn dù mang bản chất rõ ràng công khai hay ngầm ẩn bởi những người đại diện này, ví dụ như quá trình chiếm hữu tạo ra hiện tượng gọi là « di sản hóa ».

Chính thông qua sự chuyển tiếp từ bước 2 sang bước 3 mà ý tưởng về di sản được nảy sinh. Nó liên quan đến 3 gian đoạn có nhịp điệu khác nhau, và được thược hiện bởi những chủ thế khác nhau.

Di sản không tồn tại như một cái có sẵn. Toàn bộ tài sản của một thế hệ muốn chuyển tiếp cho thế hệ sau thông qua một quyết định. Đó là kết quả của một sự lựa chọn của sản xuất con người, của một thoả ước như Jean Michel Leniaud định nghĩa, là một thỏa ước xoay quanh di sản giữa một xã hội cụ thể và vật thể mà người ta nhận thấy có một lợi ích hoặc là toàn cầu hoặc ít ra là mang tính tập thể. Kết quả là khi lợi ích về mặt lịch sử hay nghệ thuật đó không còn được chia sẽ bởi phần lớn dân cư thì quy chế di sản (bảo tồn và bảo vệ) có thể bị xét lại với những hệ quả kéo theo nó.

Một đối tượng được xếp vào hàng di sản khi nó từ bỏ giá trị sử dụng thông thường để được sử dụng cho một giá trị mang tính di sản. Động tác biến đổi này dựa trên một số tiêu chí vốn tạo nên một tập hợp giá trị mà chúng ta từng bước nhận ra theo dòng thời gian. Người ta bảo tồn và tôn vinh giá trị của một vật thể hay một công trình bởi vì vật đó mang đến một biểu tượng đặc biệt hơn so với những vật thể khác.

Thứ trở nên quan trọng qua hiện tượng « di sản hóa » đó chính là một mối quan hệ chắc chắn về thời gian và kí ức, vốn được thể hiện như một mối quan hệ được định hướng về mặt văn hóa. Một mặt, việc bảo tồn di sản hướng nó thoát khỏi những tác động của thời gian, mặt khác, chuyển hóa giúp nó thoát khỏi sự quên lãng. Quá trình này, trước tiên bằng sự lựa chọn rồi bằng sự hợp pháp hóa có đặc trưng bởi tính bộ phận, có nghĩa là người ta không lưu giữ toàn bộ ký ức, mà chỉ là các mảnh ghép của ký ức. Hệ quả là ký ức mà người ta truyền đạt là « một ký ức được tạo nên căn cứ vào các cụm biểu tượng (về cái đẹp, cái tốt, về bản sắc..vv) liên quan đến một địa điểm và một thời kỳ.