Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

Chế độ pháp luật

Chế độ pháp luật
Tại Pháp cũng như Đức, từ đầu thế kỉ 20 Nhà nước pháp quyền được quan niệm như một kiểu Nhà nước đặc biệt, đặt dưới một « chế độ luật pháp » : trong nhà nước như thế, chính quyền chỉ được sử dụng những phương tiện được ban ra bởi trật tự pháp lý hiện hành, trong khi đó các cá nhân được sử dụng những phương tiện tư pháp để chống lại sự lạm quyền có thể có đến từ chính quyền.
Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền, là nguyên tắc theo đó các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên một tư cách pháp lý. : mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải được hìn thành từ một quy phạm pháp luật. Việc thực thi sức mạnh được chuyển đổi vào thẩm quyền, được thiết lập và đóng khung bằng luật pháp. Trong chừng mực cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật cao hơn , Nhà nước pháp quyền có xu hướng được giới thiệu dưới hình thức một trật tự của các quy phạm. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi trước tiên sự phục tùng pháp luật bởi chính quyền : Chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó, sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp thành thục, tức là hoặc bởi các quan tòa bình thường (Justizstaat), hoặc bởi các tòa án đặc biệt (Sondergerichte). Nhưng lý thuyết này cũng đòi hỏi sự lệ thuộc của luật vào Hiến pháp : Nghị viện phải thực thi những quyền hạn của mình trong khuôn khổ đã được xác định bởi Hiến pháp, và hơn thế, sự can thiệp của một quan tòa, ở đây là một tòa hiến pháp là điều cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng tính tối thượng của hiến pháp.
Như vậy, nhà nước pháp quyền được quan niệm đối lập mạnh mẽ với lí thuyết Rule of law của người Anh vốn được Dicey hệ thống hóa ( Introduction to the Study of the Law of the Constitution, 1885), hoàn toàn được dựng dựa trên sự lo lắng để bảo vệ các quyền tự do của cá nhân : Việc tuân thủ trật tự các quy phạm thay thể bằng sự khẳng định uy quyền tối cao và duy nhất của Luật(tất cả sức mạnh của Nghị viện tuy nhiên lại bị kiềm chế bởi quyền tối thượng về mặt chính trị của Quốc gia, bởi sự tồn tại của « các tập tục của Hiến pháp » và sức nặng của công luận), luật pháp buộc phải có một số tính chất nội tại (tính đại chúng, được công bố, không hồi tố, trong sáng, hài hòa, ổn định, và trước hết là có tính dự kiến) ; Cuối cùng, tự do cá nhân được bảo vệ bởi các tòa án thường, nguyên tắc bình đẳng trước luật pháp loại trừ tất cả mọi ưu tiên về mặt tư pháp cho các nhân viên của Hoàng gia. Cũng như thế, tại Hoa kỳ, due process of law, được thừa nhận bởi tu chính án thứ 14 năm 1868 dần dần được biết đến, không chỉ đề ra cho các cơ quan công quyền một số cách thức hành động (procedural due process), ví dụ như sự đảm bảm bằng một bản án đúng-, mà còn kéo theo một số nội dung của luật áp dụng (substantive due proces), trong khi các quan điểm vốn ban đầu không di quá xa nhau, thậm chí là có nhiều điểm chung, thì truyền thống của châu âu lục địa và anh quốc lại được phân cách : khác với rule of law, Nhà nước pháp quyền được xây dựng về căn bản rất là hình thức, độc lập với tính chất « nội dung » hay « thủ tục ».
Tuy vậy thứ chủ nghĩa hình thức này cũng có những hạn chế. Lý thuyết nhà nước pháp quyền đòi hỏi hơn điểm một nhà nước « hàn động bằng pháp luật » thông qua việc tạo lập một trật tự pháp lý có thứ bậc, lý thuyết này cũng đòi hỏi nhà nước, với tư cách như thế phải phục tùng pháp luật chứ không đơn thuần chỉ phục tùng thông qua các cơ quan của nó. Thế mà điều này cũng không phải là sự hiển nhiên : trật tự pháp lý thực tế là trật tự của chính Nhà nước và người ta suy ra từ tính được tổ chức có trật tự thứ bậc của luật pháp ý tưởng rằng Nhà nước phục tùng luật pháp, dù cầu viện đến kiểu suy luận vòng quanh hay trùng lặp về ngôn từ. Bằng cách phục tùng luật pháp mà nó sản sinh ra, nhà nước suy cho cùng thì chỉ phục tùng chính nó. Do đó có nguy cơ là sự lệ thuộc của Nhà nước vào pháp luật đơn thuần chỉ là một thứ mưu mẹo. Lý luận Nhà nước pháp quyền sẽ giải quyết vấn đề này bằng nhiều giải pháp khác nhau : bằng lý thuyết « tự giới hạn » vốn chiếm ưu thế trong tư duy pháp lý của người Đức, theo đó tồn tại một thứ pháp luật có trước và cao hơn cả nhà nước, cũng trả lời bằng các lý luận của hétéro limitation rất điển hình trong tư duy pháp lý Pháp, đặt ra nền tảng của thứ pháp luật nằm ngoài nhà nước, - trước khi H Kelsen chối từ những từ ngữ của cuộc tranh luận bằng cách khẳng định sự đồng nhất của Nhà nước và pháp luật, như vậy có vẻ như gót chân Achille của lý thuyết Nhà nước pháp quyền vốn dựa trên tiền đề về sự phục tùng của nhà nước vào pháp luật, không dẫn tới việc thiết lập một cách logic sự phục tùng này.