Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Không còn những chia ly và xa cách

Khi nữ ca sĩ Nam Hàn Lee Sun Hee hát bài "gửi tổ quốc tươi đẹp" trước hàng ngàn khán giả Bắc Triều Tiên xem trực tiếp tại Nhà hát Bình nhưỡng (là công trình quà tặng của chính phủ Nam Hàn) và hàng triệu người Triều Tiên theo dõi qua màn ảnh vô tuyến, chắc hắn trong trái tim của cô "tổ quốc tươi đẹp" không chỉ là nước Đại Hàn dân quốc với biên giới phía Bắc là vĩ tuyến 38. Giới tuyến của sự chia cắt, đau thương và hận thù !
Tổ quốc tươi đẹp của cô và hàng triệu triệu người đang sống trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang bị chia cắt, không phải bởi sự chia ly xa cách trong tâm tưởng mỗi người dân mà trước hết bởi ở những toan tính của những người lãnh đạo quốc dân. Vì suy cho cùng, người dân ở đâu cũng khao khát về một tổ quốc đẹp tươi và hùng mạnh.
Những diễn tiến gần đây ở bán đảo Triều Tiên cho thấy con đường thống nhất Nam Bắc còn lắm chông gai, và Korea is One sẽ vẫn là khẩu hiệu chính trị đẹp đẽ và đích đến của dân tộc này trong một khoảng thời gian dài.

Cách đường giới tuyến dày đặc bom mìn và binh lính và hàng triệu trái tim con người vẫn đau khổ vì chia ly hơn 50 năm không gặp mặt. Những khuôn mặt đầy nước mắt của những người có được may mắn đoàn tụ trong mấy ngày ngắn ngủi được tổ chức bởi các nhà chính trị như một sự hào phóng và ban ơn dẫu sao vẫn khiên người xem không khỏi xúc động và bùi ngùi.

Hãy xua tan đi những thù hận và toan tính chia ly lòng người để khẩu hiệu Korea is One là một điều có thật và hiển nhiên.

Mới thấy được hạnh phúc của ngày 30.04 mang lại, dẫu còn nhiều khó khăn, nhiều đau xót và đây đó vẫn còn nhưng chia ly do những cố chấp do quá khứ để lại. Để người Việt Nam từ cực bắc Lũng Cú tới Cà Mau có thể gặp nhau một cách tự do, có thể nói một cách chân thật và bình thường rằng : Vietnam is One, chúng ta là anh em một nhà.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2009

Di sản hình thành như thế nào ?

Thông thường, sự ra đời của một di sản đăc trưng bởi 3 bước : Bước thứ nhất là bước phát sinh, tức là giai đoạn khi xã hội sản sinh ra thứ mà nó cần, bước thứ 2 là bước nhận thức về di sản vốn thường được thực hiện dựa trên một sự chuyển hóa về mặt giá trị vốn hiện hữu bên ngoài lợi ích ban đầu mà vật thể đã tạo ra từ trước, cuối cùng, bước thứ ba là khi vật thể chiếm được một bản sắc mang tính di sản, chứng thực bằng quy chế quản lý mang tính công cộng của nó.

Vật thể đó dành được một giá trị mang tính di sản theo nghĩa bằng một quá trình thông qua (chấp nhận) gọi là sự chiếm giữ, sự chiếm giữ này biểu hiện qua sự hiện diện của một số tiêu chỉ được áp dụng (đề ra) bởi những người trung gian là đại diện (hiện thân) của một bộ phận hay toàn bộ dân cư. Sự áp dụng các tiêu chuẩn dù mang bản chất rõ ràng công khai hay ngầm ẩn bởi những người đại diện này, ví dụ như quá trình chiếm hữu tạo ra hiện tượng gọi là « di sản hóa ».

Chính thông qua sự chuyển tiếp từ bước 2 sang bước 3 mà ý tưởng về di sản được nảy sinh. Nó liên quan đến 3 gian đoạn có nhịp điệu khác nhau, và được thược hiện bởi những chủ thế khác nhau.

Di sản không tồn tại như một cái có sẵn. Toàn bộ tài sản của một thế hệ muốn chuyển tiếp cho thế hệ sau thông qua một quyết định. Đó là kết quả của một sự lựa chọn của sản xuất con người, của một thoả ước như Jean Michel Leniaud định nghĩa, là một thỏa ước xoay quanh di sản giữa một xã hội cụ thể và vật thể mà người ta nhận thấy có một lợi ích hoặc là toàn cầu hoặc ít ra là mang tính tập thể. Kết quả là khi lợi ích về mặt lịch sử hay nghệ thuật đó không còn được chia sẽ bởi phần lớn dân cư thì quy chế di sản (bảo tồn và bảo vệ) có thể bị xét lại với những hệ quả kéo theo nó.

Một đối tượng được xếp vào hàng di sản khi nó từ bỏ giá trị sử dụng thông thường để được sử dụng cho một giá trị mang tính di sản. Động tác biến đổi này dựa trên một số tiêu chí vốn tạo nên một tập hợp giá trị mà chúng ta từng bước nhận ra theo dòng thời gian. Người ta bảo tồn và tôn vinh giá trị của một vật thể hay một công trình bởi vì vật đó mang đến một biểu tượng đặc biệt hơn so với những vật thể khác.

Thứ trở nên quan trọng qua hiện tượng « di sản hóa » đó chính là một mối quan hệ chắc chắn về thời gian và kí ức, vốn được thể hiện như một mối quan hệ được định hướng về mặt văn hóa. Một mặt, việc bảo tồn di sản hướng nó thoát khỏi những tác động của thời gian, mặt khác, chuyển hóa giúp nó thoát khỏi sự quên lãng. Quá trình này, trước tiên bằng sự lựa chọn rồi bằng sự hợp pháp hóa có đặc trưng bởi tính bộ phận, có nghĩa là người ta không lưu giữ toàn bộ ký ức, mà chỉ là các mảnh ghép của ký ức. Hệ quả là ký ức mà người ta truyền đạt là « một ký ức được tạo nên căn cứ vào các cụm biểu tượng (về cái đẹp, cái tốt, về bản sắc..vv) liên quan đến một địa điểm và một thời kỳ.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009

Comment se forme le patrimoine

D’après Colardelle[1], la naissance d’un patrimoine est généralement caractérisée par trois étapes : La première, spontanée, est celle où la société produit ce dont elle a besoin ; la deuxième est celle de la prise de conscience, qui s’exerce en général en faveur d’une mutation qui place hors du champ utilitaire initial l’objet produit précédemment ; enfin, la troisième est celle où cet objet a conquis une identité patrimoniale, qui justifie son statut de gestion collective. L’objet est affecté d’une valeur patrimoniale au terme d’un processus d’adoption qui s’appelle appropriation ; cette appropriation se révèle en présence de certains critères qui sont appliqués par des médiateurs, qui personnifient tout ou partie de la population. L’application des critères, aussi bien de nature explicite qu’implicite, par les médiateurs, à savoir de la procédure d’appropriation, donne lieu au phénomène de la patrimonialisation. C’est dans le passage de la deuxième à la troisième étape que naît l’idée de patrimoine. Il s’agit de trois temps qui ont des rythmes aléatoires, et qui mettent en présence des acteurs très différents.

Le patrimoine n’existe pas comme une donnée a priori. L’ensemble des biens qu’une génération veut transmettre à la suivante résulte d’une décision, c’est le résultat d’un tri dans la production humaine, d’une convention comme le définit Jean-Michel Leniaud[2] ou comme le rappelle Pascal Ory[3], d’un contrat social autour du patrimoine entre une société donnée et un objet auquel on reconnaît un intérêt, sinon universel, du moins collectif. Il s’ensuit que lorsque cet intérêt historique ou artistique n’est plus partagé par la plupart de la population, son statut de patrimoine (la conservation, la protection) pourrait apparaître à la société comme révisable, avec les conséquences qui s’ensuivent.

Un objet rentre dans le patrimoine dès qu’il perd sa valeur d’usage pour se voir affecter une valeur patrimoniale. Ce mouvement d’entrée repose sur certains critères qui constituent un corpus de valeurs, dont on a pris peu à peu conscience au fil des générations. On conserve et l’on met en valeur une œuvre ou un objet parce que cela donne une représentation de soi spécifique par rapport aux autres. L’objet d’appropriation se transforme en instrument de communication.

Ce qui devient important à travers le phénomène de patrimonialisation, c’est un certain rapport au temps et à la mémoire, qui se présente comme un rapport qui est culturellement orienté. D’un côté, la conservation du patrimoine vise à le soustraire aux effets du temps ; de l’autre, la transmission, à le soustraire à l’oubli. Ce processus, tout d’abord de choix et ensuite de légitimation, a comme caractéristique d’être partial, c'est-à-dire qu’on ne garde pas l’intégralité de la mémoire, mais seulement des morceaux. Il s’ensuit que la mémoire que l’on transmet, est « une mémoire construite en fonction d’un faisceau de représentation (du beau, du bien, de l’identité, etc.). liées à un lieu et à une époque.

La notion de patrimoine évolue en fonction du développement de la culture qui impose des critères réévalués dans la sélection des éléments patrimoniaux[4]



[1] Cf. Colladelle M. (1998), Les acteurs de la constitution du patrimoine », in Le Goff J. (sous la présidence de),

[2] Cf. Leniaud J.-M (1992), L’utopie française, Paris, Edi. Mengès, p. 5.

[3] Ory P. (1991), «De la nécessité du patrimoine » in Ory P/ (sous la direction de), De l’utilité du patrimoine : actes des colloques de la Direction du patrimoine, Paris, Ministère de la culture, Picard, p.239, note 37.

[4] VECCO (M.), Economie du patrimoine monumental, p.18.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2009

Tales

Dạo này lười quá không cải thiện được bệnh lười và sắp xếp thời gian không hợp lý cố hữu.
Có khi cả ngày ngồi ôm sách và máy tính đến mờ cả mắt nhưng không được chữ nào vào đầu, toàn làm những việc vớ vẩn vô tích sự. Đọc sách không vào lắm nên lại mò vào mấy diễn đàn đọc bài vớ vẩn, mà món này thì lấy thời gian rất nhanh. Thành thử một ngày trôi đi rất nhanh, và một tuần cũng vậy. Cuối cùng là thời gian trôi đi một cách uổng phí.
Có lẽ mình không thích hợp với việc nghiên cứu vì tính không phải là kẻ chịu khó và cần cù mà toàn làm việc theo kiểu cảm hứng. Học hành kiểu này ở Việt Nam rất dễ lấy điểm cao nhưng ở nhưng nơi đòi hỏi sự nghiêm túc là chết. Thằng cha giáo sư cũng bảo "tôi biết cậu là người de qualité (có năng lực, he he) nhưng có vẻ không chăm chỉ. Hihi, chăm chỉ + với thông minh nữa thì bố học làm gì cái ba thứ vở vẩn này hả ông?

Nhìn đi nhìn lại thì thấy đúng là mấy năm qua kiến thức chẳng thu được gì mấy ngoài ba thứ vở vẩn và tuổi tác ngày càng đè nặng lên vai.
Khuyên người khác thì rất dễ nhưng để cải tạo chính bản thân mình thì bao giờ cũng khó hơn cả. Thôi từ nay cố gắng sửa dần.
Có lẽ nên dần tạm biệt mấy thú vui như báo mạng hay blog. Hẹn một năm sau sẽ quay trở lại vậy.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2009

Sakura

Đọc báo thấy bên Nhật đã đến mùa hoa sakura nở, thậm chí bên Thượng Hải nước Tàu còn có cả một phố trồng toàn anh đào, nở trắng cả một góc trời.
Trưa nay từ nhà lên thư viện tình cờ thấy trong trường mình cũng có mấy cây hoa anh đào, không biết được trồng từ lúc nào, nhưng nở trăng xóa.