Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Nhà nước pháp quyền (dịch và hiệu đính sách của J. Chevallier

Như đã hẹn, thay vì viết blog nhăng cuội và vào mấy diễn đàn cãi nhau vô bổ. Từ nay, ngoài tập trung cho việc hoàn thành luận văn, lúc rãnh rỗi sẽ cố gắng góp ích cho đời bằng việc dịch một vài thứ nghĩ là có ích cho mọi người, đặc biệt là những người không rành ngoại ngữ hoặc không đủ kiên nhẫn để đọc một cuốn sách dài dằng dặc về một vấn đề chắc mấy liên quan đến bản thân.
Thực sự mà nói thì đọc một cuốn sách mang tính học thuyết hàn lâm cao như cuốn được dịch sau đây trực tiếp bằng tiếng nước ngoài rất là mệt mỏi dù với một người trình độ Pháp văn tốt đến đâu. Một lý do rất đơn giản là có nhiều và rất nhiều từ vựng vốn không tồn tại trong tiếng Việt hoặc đã tồn tại nhưng còn rất mới mẻ với đại đa số công chúng. Ngoài ra, lý thuyết về nhà nước pháp quyền thực sự là mới mẻ với đa số người Việt Nam, ngay cả với những người làm nghề luật.

Bản dịch này chỉ là bản dịch thô theo dạng phổ biến kiến thức chứ không phải để in thành sách, thêm nữa là được dịch bởi một người mới tiếp xúc với Pháp văn nên có rất nhiều hạn chế. Mong nhận được sự góp ý của các bạn.
Bản dịch này dành tặng bạn 玉英

Giới thiệu về tác giả.
Sinh năm 1943, Jacques Chevallier (Giắc Sơ va li ê -phiên âm kiểu báo Nhân dân) hiện là giáo sư tại Đại học Paris 2 Paanthéon Assas. Sau khi thành lập và điều hành trung tâm nghiên cứu về chính trị và hành chính mang Picardie tại Amiens, từ năm 1999 đến nay ông quản lý Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hành chính của ĐH Paris 2.
Là thành viên của hội đồng biên tập và khoa học của nhiều tạp chí khoa học, ông cũng đồng thời là tác giả của nhiều ấn phẩm trong lĩnh vực luật công, khoa học hành chính và chính trị, lý thuyết về nhà nước pháp quyền.
Các ấn phẩm mới nhất của ông vừa xuất bản là "khoa học hành chính" (in lần thứ 4, năm 2007), "Dịch vụ công" (in lần thứ 6, năm 2005), "Nhà nước hậu hiện đại" (in lần 2 năm 2004", "Nhà nước pháp quyền" (in lần 4, năm 2003)

Lý luận về nhà nước pháp quyền

Lý thuyết nhà nước pháp quyền được hình thành trong lĩnh luật pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu hệ thống hóa và đòi hỏi của việc xây dựng hệ thống luật công. Là sản phẩm mang tính học thuyết, lý thuyết này mang tính lý thuyết ở tối thiểu 2 nghĩa : Một mặt, trong phạm vi của học thuyết này xuất phát từ những diễn giải được phép của nó, những tác nhân tích cực của hệ thống hóa, lãnh trách nhiệm cấu trúc lại một thực tiễn pháp lý dưới dạng một tổng thể hài hòa, lý tính và hợp lý. Mặt khác, trong chừng mực lý luận này được trình bày như một kết cấu lý thuyết, một « buồng máy khái niệm » cung cấp một sơ đồ kiến giải tổng thể của hệ thống luật công. Nhưng lý thuyết này tuyệt nhiên không phải là một khối đồng nhất.

Xét về nguồn gốc, thực tế có nhiều khái niệm nhà nước pháp quyền khác nhau. Nhà nước pháp quyền sẽ được đặt ra khi thì với tư cách một nhà nước hành động dựa trên pháp luật, dưới dạng pháp luật, khi thì với tư cách nhà nước phục tùng luật pháp, thậm chí với tư cách nhà nước trong đó luật pháp chứa đựng một số thuộc tính nội tại. 3 phiên bản này (hình thưc,s vật chất và nội dung) mô tả nhiều dáng vẻ có thể tồn tại, nhiều kiểu hình dạng nhà nước pháp quyền mà không tránh khỏi những kiến giải mang tính chính trị. Các trò chơi chính trị này được thể hiện trong suốt thể kỉ 19 trong học thuyết Rechtsstaat của người Đức, theo đó trong bối cảnh tự do, quan niệm nó như một nguyên tắc giới hạn quyền lực nhà nước và với những gì của một viễn cảnh chuyên quyền độc đoán, từ đó tạo ra một công cụ nhằm hợp lý hóa việc thực thi sự chuyên quyền đó, là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Khoa học pháp lý Pháp tiếp nhận lý luận về nhà nước pháp quyền vào đầu thế kỉ 20, nhưng truyền thống chính trị của người pháp vốn thừa hưởng những thành quả của cách mạng 1789 đã đối lập với cách nhìn của người Đức.

Tuy vậy, cũng không nên đè cao quá đáng những biến thể này : Một mặt, chính là dựa trên lý thuyết Rechtsstaat mà lý luận của người Pháp xem xét lại tính tuyệt đối của nghị viện, mặt khác quan điểm mang tính hình thức bổ trợ cho các biến thể khác chứ không hoàn toàn loại trừ và phủ định toàn bộ, bằng cách hướng tới việc quan niệm nhà nước pháp quyền đơn giản là một chế độ (régime) trong đó nguyên tắc trật tự thứ bậc của các quy phạm là nền tảng.

Tuy vậy, cũng không nên đè cao quá đáng những biến thể này : Một mặt, chính là dựa trên lý thuyết Rechtsstaat mà lý luận của người Pháp xem xét lại tính tuyệt đối của nghị viện, mặt khác quan điểm mang tính hình thức bổ trợ cho các biến thể khác chứ không hoàn toàn loại trừ và phủ định toàn bộ, bằng cách hướng tới việc quan niệm nhà nước pháp quyền đơn giản là một chế độ (régime) trong đó nguyên tắc trật tự thứ bậc của các quy phạm là nền tảng.

Thứ chủ nghĩa hình thức này vốn cho phép tạo laoah sự đôc lập của khoa học pháp lý và đỉnh cao của nó là Kelsen, hướng tới không chỉ loại bỏ tất cả những thắc mắc về nội dung của luật pháp mà còn hướng tới che bớt cái nền tảng trên đó lý luận nhà nước pháp quyền được thiết lập và tạo ra sự ảnh hưởng thực sự của nó : sắp xếp bằng một trật tự pháp lý có hệ thống chỉ có tác dụng trong pham vi khi nó dựa trên tổng thế những giá trị mà thiếu nó tất cả sự sắp xếp chỉ là tính hình thức vô giá trị, và trái lại vô cùng cần thiết ghi lại một cách xác thực sự cần thiết của việc hạn chế quyền lực nhà nước và làm sáng lên quan niệm về thứ luật nổi trội bằng một hệ thống bảo đảm chính đáng.