Thứ Hai, 10 tháng 11, 2008

Học thuyết Rechtsstaat của người Đức

Học thuyết Rechtsstaat của người Đức

Quan điểm mang tính hình thức này chỉ chiếm ưu thế trong học thuyết pháp lý Đức nửa sau của thế kỉ 19. Trong suốt giai đoạn đầu thế ki 19 thì quan điểm tự do chiếm ưu thế. Xuất hiện vào năm 1798 dưới ngòi bút của Johann Wilhelm Placidus, ông sử dụng từ mới Rechtsstaat để gọi tên trường phái Kant, từ này có nghĩ rất gần với Rule of law của người Anh, dùng để chỉ một nhà nước mà phạm vi hoạt động bị giới hạn bởi các quyền tự nhiên của các cá nhân (bảo vệ các quyền tự do dân chủ và an ninh của cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu) : sự đòi hỏi này dẫn tới một số nguyê tắc tổ chức cho phép nhà nước được quản lý phù hợp với với những nguyên lý của Lẽ phải (Vertandesstaat)- Hiến pháp đảm bảo các quyền con người và phân chia quyền lực, tính tối cao của luật pháp và công dân được mời tham gia vào quá trình đó thông qua cơ chế Nghị viện (Nhà nước pháp quyền như thế kết hợp với ý tưởng đại diện quốc gia (Volkscertretung), chính phủ đại nghị, sự độc lập của quan tòa. Như vậy thuyết Rechtsstaat xuất hiện như là sự cô động những giá trị của chủ nghĩa tự do mà các thuyết gia trường phái Vormarz ca tụng, nhằm chống lại nhà nước chuyên chế (Obrigkeitsstaat) và cổ vũ cho việc tập hợp các cải cách chính trị tại các nhà nước thành bang của Đức và sự lên ngôi của chế độ quân chủ lập hiến. Nối tiếp nhà nước chuyên chế vốn được thiết lập trên thứ luật lệ mạnh mẽ nhất và nhà nước « thần quyền » dựa trên nguyên tắc của đức tin, nhà nước kiểu Rechtsstaat bị thống trị bởi sự tôn thờ luật pháp, được xem như là giai đoạn đỉnh cao của sự tiến hóa của mô hình Nhà nước(Carl Théodor Welcker), người tiêu biểu nhất trong số các tác giả này là Robert von Mohl (1799- 1875, Die Polizeiwessenschaft nach den Grundsatzen des Rechtsstaates, 1832- 1834)

Phản ứng chống lại quan điểm tự do này, Friedrich Julius Stahl, người nhiệt thành bảo vệ nền quân chủ Phổ phủ nhận từ chỗ định nghĩa của Rechtsstaat tất cả những trích dẫn về mục đích của Nhà nước, và chỉ gắn bó với « cách thức » mà nhà nước dùng để thực hiện quyền lực : Luật pháp như vậy không chỉ là phương tiện để giới hạn quyền lực của Nhà nước nhân danh quyền tự do của các cá nhân mà còn là phương tiện hợp lý để tổ chức nhà nước, « Nhà nước phải định ra, thông qua pháp luật những con đường và những giới hạn cho phạm vi hoạt động của chính nó, cũng như không gian tự do của công dân ». Dù Stahl loại trừ tất cả những lo lắng về đạo đức trong phân tích của ông, thì con đường vẫn mở về phía quan niệm hình thức của Rechtsstaat sẽ được đặt ra ngay sau đó. Rechtsstaat không còn gợi lên nội dung vật chất hay mà đề cập đến cách thức hoạt động của Nhà nước :Một Nhà nước hoạt động trong cái khuôn luật pháp trong khi vẫn tuân thủ lô gic vốn có gắn liền với thể chế của nó. Thứ « khoa học về luật công mới » được hình thành từ các bài viết của « những luật gia của Đế chế », nhất là Carl Friedrich Gerber (1823-1891), Paul Laband (1838-1918), Georg Jellinek (1851-1911) hoàn toàn hướng về thực chứng và xa lạ với những lo lắng của Lorenz von Stein vốn tìm cách vượt qua chủ nghĩa hình thức của lý thuyết Rechtsstaat bằng cách biện họ cho việc đẩy mạnh (quảng bá) của một « nhà nước pháp quyền xã hội ». Vấn đề là thoát khỏi thứ lý thuyết pháp lý về Nhà nước hoàn toàn xem nặng tính triết học, chính trị hay đạo đức, cũng như những câu hỏi liên quan đến nội dung của các luật đang có hiệu lực. Rechtsstaat hướng tới hoà lẫn với một sự tuân thủ giản đơn về tính pháp chế hình thức. Cũng như thế, sự quan tâm hướng một cách rất tự nhiên về phí chính quyền (hành chính) : Rechtsstaat trở thành Nhà nước trong đó chính quyền phục tùng luật pháp và ở kiểu nhà nước này tồn tại những phương cách chống lại chính quyền- bằng hệ thống tòa án theo kiểu tư pháp (Ott Bahr, Otto von Gierke) hoặc là các cơ chế tài phán nằm ngay trong hệ thống hành chính (Rudolph von Gneist). Rechtsstaat chỉ còn là « Nhà nước pháp quyền mang tính hành chính được sắp đặt « (Otto Mayer) bị chi phối bởi vai trò của quan tòa thừa hành bảo đảm sự tuân thủ pháp chế. Lý thuyết « tự hạn chế » trong đó học thuyết của người Đức tạo ra nền tàng của Rechtsstaat, củng cố thứ hình thức chủ nghĩa này, bằng cách đặt pháp luật trong quỹ đạo tuyệt đối của Nhà nước.