Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Yuki no Hana -Phiêu tuyết- Tuyết bay

Mika Nakashima 中島美嘉, Nakashima Mika sinh năm 1983 tại Kagoshima, Kyushu (Tiếng Việt quê ta phiên âm là Cửu Châu), Nhật
Yuki No Hana là một trong những bài hát thành công nhất của cô, được hát lại bởi ca sĩ Đại Hàn Hyo Shin Park làm nhạc nền cho phim Minhada Saranghad (Sorry, I Love You). Được dân Nhật lùn rất thích và hay chọn khi đi hát Karaoke.

Tải ở đây :
http://www.4shared.com/get/114627155/c6ea72e7/Yuki_no_Hana.html

nobita kage wo hodou ni narabe
yuuyami no naka wo kimi to aruiteru
te wo tsunaide itsumademo zutto
soba ni ireta nara nakechau kurai

kaze ga tsumetaku natte fuyu no nioi ga shita
sorosoro kono machi ni kimi to chikadzukeru kisetsu ga kuru

kotoshi, saisho no yuki no hana wo
futari yorisotte
nagamete iru kono toki ni
shiawase ga afuredasu


amae toka yowasa ja nai
tada, kimi wo ai shiteru kokoro kara sou omotta

kimi ga iru to donna koto demo
norikireru you na kimochi ni natteru
konna hibi ga itsumademo kitto
tsudzuiteku koto wo inotte iru yo

kaze ga mado wo yurashita yoru wa yuriokoshite
donna kanashii koto mo
boku ga egao e to kaete ageru

maiochite kita yuki no hana ga
mado no soto zutto
furiyamu koto wo shirazu ni
bokura no machi wo someru
dareka no tame ni nanika wo shitai to omoeru no ga
ai to iu koto wo shitta

moshi, kimi wo shinatta to shita nara
hoshi ni natte kimi wo terasu darou
egao mo namida ni nureteru yoru mo
itsumo itsu demo soba ni iru yo

kotoshi, saisho no yuki no hana wo
futari yorisotte
nagamete iru kono toki ni
shiawase ga afuredasu

amae toka yowasa ja nai tada, kimi to zutto
kono mama issho ni itai sunao ni sou omoeru
kono machi ni furitsumotteku masshiro na yuki no hana
futari no mune ni sotto omoide wo egaku yo
kore kara mo kimi to zutto...

Một vùng trời sầu muộn
Tuyết đang bay lả tả
Dòng suối nóng Izu này
Chính là những mong nhớ cô đơn của em
Một chiếc lá chầm chậm rơi
Chính là giống như kết cục của anh và em
Dòng suối nóng Izu này
Trước đây tràn đầy sự ấm áp
Bàn tay anh trước đây ôm vai em
thì thầm rằng sẽ yêu em mãi mãi
Những bông hoa tuyết giống như pháo hoa bắn tung
Tự do bay lả tả trong trời đất
Một cách thỏa sức trong một sát na
Sao hiện tại chỉ còn có gió thổi làm rối tóc em?
Xé ra những vết sẹo trong kí ức của em
Nhượng vãng sự tượng vụ khí mạn mạn địa chưng phát – khiến những chuyện cũ như sương mù chầm chậm dâng lên
Khiến em hiểu vì sao mình kêu lên mà không được
Vì sao những giọt lệ của em có thể rơi xuống không ngừng?
Hình ảnh anh hôn lên má em hồi trước lướt qua (suy nghĩ của em)
Toàn bộ những chuyện đúng sai trong khoảnh khắc sụp đổ
Vốn dĩ anh đã lấy đi 3 mùa ấm áp thu xuân hạ trong cuộc đời em
Ngay cả những gì (em) đạt được trong quá khứ cũng chỉ lơ lửng trong trong mộng
Vốn dĩ những điều em tìm kiếm lại là nỗi bận tâm khó dứt của chính em
Dòng suối nóng Izu này là sự trừng phạt của trời
Nếu biết trước kết cục liệu chúng ta vẫn có thể yêu nhau không?
Em ko đoán được câu trả lời của anh
Lời hẹn thề giữa băng tuyết là chân tình sao?
Tại sao lúc này mọi thứ vẫn không lưu lại?
Giờ chỉ có gió thổi làm rối tóc em
Tuyết chôn vùi những vết sẹo của kí ức
Những chuyện cũ tựa như sương mù chầm chậm dâng lên
Đau đến tê tái thì có lẽ mới có thể thích nghi
Và có thể khiến những giọt lệ của em không ngừng tẩy sạch
Tẩy sạch đôi má mà anh từng hôn lên
Em đưa bàn tay ra như muốn băng tuyết xuất hiện
Dường như trong khoảnh khắc đó hoa tuyết rơi xuống
Ghi lại câu chuyện tình giữa anh và em

Une ombre d'homme recouvre la chaussée
Tu marches dans le crépuscule
Toujours tenant ma main
Si je suis à tes côtés, il m'est impossible de pleurer
Les vents deviennent froids
Et je peux sentir l'hiver
Progressivement, dans cette ville
Les saisons changeront autant que tu les approcheras

Cette année la première fleur de neige fleurit
Comme nous l'avons dessiné
Comme je regarde sur ce temps
La joie qui m'envahit
Si nous dépendons l'un de l'autre, nous ne sommes pas faibles
Je t'aime simplement
Ces pensées sont sincères en mon coeur

Qu'importe ce qui arrive, du moment que je suis avec toi
J'ai le sentiment que rien ne peut m'arriver
Je sais que nous pouvons avoir cette vie sage pour toujours
Alors je prie pour que cela continue ainsi

Le vent secoue la fenêtre
Et la nuit je me réveille frissonnante
Je prendrai le risque sans aucune peine
En recouvrant mon visage d'un sourire

Les fleurs de neige ne virevoltent plus
Devant la fenêtre
Bien que je ne sâche pas pourquoi elles se sont arrêtées de tomber
Nous colorerons cette ville
Nous penserons alors
"pour qui faisons-nous ça?"
Mais nous savons que c'est parce que nous connaissons l'amour

Si tu te perds
Je deviendrai une étoile, et j'éclairerai ton chemin
La nuit, quand tu souris, ou t'innondes de larmes
Je serai à tes côtés, encore et toujours

Cette année la première fleur de neige fleurit
Comme nous l'avons dessiné
Comme je regarde sur ce temps
La joie qui m'envahit
Si nous dépendons l'un de l'autre, nous ne sommes pas faibles
C'est simple, je veux juste être
Avec toi, ainsi, pour toujours
Alors je pourrais ressentir ta douceur

Pûres et blanches fleurs de neige
Saupoudrant la ville
Dans nos coeurs, nous dessinons rapidement nos sentiments
Je serai avec toi, pour toujours, comme à cet instant...

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Cloche à vent

Thời đó em thi thoảng đến nhà anh sau những buổi làm thêm ngoài giờ học. Có lẽ tại anh thuê nhà tại một nơi hẻo lánh của thành phố, nơi toàn các ông bà cụ già về hưu sống, cả tiếng đồng hồ mới có một chuyến xe bus đi qua, và có lẽ một phần vì em bận rộn với việc học hành và công việc nên thoảng hoặc mới tới nhà anh một lúc, mà rồi chúng mình lại cùng nhau đi dạo trong khu rừng nằm dọc sườn đồi gần nhà.

Nhà của mấy thằng con trai nên đồ đạc bừa bộn, lần nào đến em cũng năn nỉ dọn nhà nhưng mà rồi thì anh vẫn không đồng ý. Em chê nhà anh chẳng có đồ đạc gì ngoài mấy cái máy tính của anh và bạn, em bảo nên trồng một ít cây hay hoa cho cuộc sống thêm phần sinh động, anh hồn nhiên bảo quanh nha anh là cả một rừng cây và hoa lá rồi còn gì, thêm nữa thi thoảng được gặp em với nụ cười như hoa mùa xuân nên anh nghĩ chằng cần thêm hoa lá. Một lầni em mang đến cho anh một chiếc chuông gió, bảo là mua được hồi học ở Đông Kinh và bảo anh sống trên đồi nhiều gió sẽ làm chiếc chuông kêu luôn luôn và mỗi khi chuông kêu anh có thể nhớ tới em một chút.

Chuông gió mang đến hơi ấm và âm vang của mùa xuân, hình như có lần em bảo thế. Mà rồi thì mùa xuân vẫn cứ về biết bao lần mà không cần đợi tiếng chuông gió treo nơi cửa. Mùa xuân về và em về đâu anh không còn biết nữa.

Anh ngồi trong căn phòng đơn sơ, nhìn chiếc chuông gió mà nhớ đến em.

Rồi thì đến anh cũng rời khỏi căn phòng đó. Đồ đạc được chuyển đi hết trừ chiếc chuông gió anh quyết định để lại. Gắn ký ức về em với chiếc chuông gió ở một căn phòng nhỏ xa lạ dễ hơn trong trái tim vốn hay nhạy cảm và lắm hồi ức.


Mấy năm kể từ ngày chuyển đi anh không quay lại ngôi nhà cũ có chiếc chuông gió của em. Mà chắc người thuê nhà đến sau đã gỡ nó ra từ lâu rồi, có thể lắm, cũng như anh vẫn thi thoảng nhớ em, dù ít thôi.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

You can't say

You can say, old things must end
You can smile and even pretend
And you can turn and walk away so easily
But you can't say, you don't love me anymore.
You can dream of what might have been
You can cry for what won't pass again
And you can say there's every reason you should leave
But you can't say, you don't love me anymore.
You can say I'm right you're wrong
You can make your plans to find somebody else
But I can't believe you can carry on
We know what should be said
But you can't find the words instead.
You say, old things must end
You can smile and even pretend
And you can turn and say you're leaving me for good
But you can't say, you don't love me anymore.
And you can turn and say you're leaving me for good
But you can't say, you don't love me
First just say, you don't love me anymore...


Em cứ ước ao những điều có thể đãtrở thành sự thật
Nước mắt cứ chảy va chẳng thể nào quay ngược thời gian.
Có thể thanh minh và vờ ngoảnh mặt quay lưng.

Nhưng đừng nói em ko còn yêu anh nữa

EM đúng tôi sai, cũng được thôi, tôi không bào chữa

Em có thể quay đi và kiếm một anh chàng

Nhưng tôii tin rằng tâm hồn em sẽ mãi lang thang
....

Em có thể nói những tháng năm xưa đã xa xôi.
Em cứ mỉm cười và vờ như không biết.
Em cứ quay lưng và nói lời tiễn biệt.
Nhẹ nhàng như chiếc lá bay

Nhẹ nhàng như chiếc lá bay thôi.
Nhưng không thể nói em không còn yêu anh nữa

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Quelqu’un m’a demandé si je t’aime encore et si je t’attends souvent.


Je n’ose pas répondre cette question si difficile. J’ai dit : C’est une question sans réponse.

C’est vrai que je pense souvent à toi. C’est vrai que je garde toujours des souvenirs de ta part. Même si tu les as oublié, peut-être.
Je ne te dis pas que je t’aime, car cela te donnera des soucis. En fait, l’amour ou l’amitié, ce n’est qu’une appellation pour une relation humaine. Alors que le plus important c’est si on donne à cette relation une telle ou telle signification.

Je ne t’oublie jamais, car tu mérite mon affectation. Je n’ai rien à ta donner sauf ma compassion.
Tu t’assure qu’on est ami éternel jusqu’au dernier moment de ta vie et qu’il n’y a que la mort qui pourra nous séparer notre amitié.
Une fois, je te dis que amitié éternelle est plus précieuse qu’un amour. Parce que l’amour pourra être séparé par le divorce. Par contre, l’amitié éternelle existe pour jamais.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Hữu tâm nhân, tựu tượng bích lô lí phác thiểm phác thiểm đích hỏa miêu, viễn viễn khán trứ đô giác đắc ôn noãn.

Người có tâm, thật giống như cái lò sưởi trong tường đang bập bùng bập bùng những ngọn lửa, đứng ngắm từ xa đã cảm nhận được sự ấm áp

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Tinh thàn cua nguoi TT

VViết bài này nhân dịp đội tuyển Bắc Hàn dành được suốt tham dự wc 2010.

Tinh thần của người Triều Tiên.

Bắc Hàn là một quốc gia bí ẩn, và hẳn nhiều trong đầu của đa số chúng ta là hình ảnh một đất nước bị cấm vận và khó khăn đủ bề, không khác mấy VN thời kỳ trước Đổi mới.

Ngoài những công trình xây dựng to lớn tại Bình Nhưỡng được quy hoạch một cách bài bản và quy cũ thì người ta không biết gì nhiều về đất nước này. Cũng dễ hiểu, hàng năm chỉ có khoảng vài nghìn khách du lịch phương Tây được cấp Visa du lịch nước này.

Sau 44 tham dự vòng chung kết wc, bóng đá BH trở lại với đấu trường thế giới bằng suốt tham dự vòng chung kết năm 2010 tổ chức tại Nam Phi.

Những ai ham hiểu lịch sử bóng đá thế giới đều biết tại vòng chung kết năm 1966 tổ chức tại Anh, đội tuyển TT đã làm nên kỳ tích khi đánh bại Italia và sau đó dẫn trước Bồ Đào Nha với tỉ số 3.0 trước khi bị gỡ lại 5.3. Những người hùng của đội BTT năm ấy với ký ức ngọt ngào được gợi lại trong bộ phim tài liệu của Anh mang tên « the match of life ».

Việc đội bóng Bắc Á này dành được vé tham dự wc 2010 khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi nhiều năm nay BTT chỉ được biết đến với đội tuyển bóng đã nữ ở đẳng cấp thế giới.
Thành công này cũng khiến những người làm bóng đá của các quốc gia khác phải nhìn lại cách làm bóng đá của mình, và hơn hết là cách khơi dậy quyết tâm và lòng tự hào của mỗi cầu thủ khi khoác trên mình bộ đồ tuyển thủ quốc gia.
Tờ Tin tức Quảng Châu của TQ đặt câu hỏi ngay trang nhất « Tại sao chúng ta thất bại trong khi CHDCND TT thành công, dù có cơ sở vật chất và nguồn tài chính dồi dào nhưng chúng ta lại thua kém người BTT ở phương diện ý chí, lòng dũng cảm và sự quyết tâm ».
Báo chí Nam Hàn cũng hồ hởi với việc lần đầu tiên trong lịch sử có 2 đội Triều Tiên cùng tham dự wc. Tớ Jooong Ang nhật báo ca ngợi huấn luyện viên Kim Jong Hun đã đưa đội tuyển của ông vào vòng chung kết « Đội tuyển xếp hang 106 thế giới, đã cho thấy phẩm chất của họ khi đối đầu với A rap xê út . Nhắc lại rằng BTT ghi được 7 bàn và chỉ để lọt lưới 8 bàn trong 8 trận ».
Để đến được vòng chung kết 2010 BTT đã gặp Hàn Quốc tới 4 lần, trong đó 2 lần trên sân Soeul và 2 lần trên sân trung lập Thượng Hải (TT từ chối tiếp đội HQ trên sân nhà). Và chỉ để thua đúng 1 trận. Trong trận này BTT đã ghi bàn trước sau khi số 12 đánh đầu qua vạch vôi rõ ràng nhưng trọng tài không nhìn thấy.

Trong đội hình của BTT có nhiều cầu thủ thi đấu ở nước ngoài, bao gồm các cầu thủ đang thi đấu tại giải vô địch Nhật Bản, Nga và cả Hàn Quốc. Trong đó tiền đạo số 12 Jong tae se đang chơi tại giải vô địch Nhật J Ligue. Anh được mệnh danh là « Ronaldo Bắc TT » với sức mạnh thể lực vượt trội và kỹ thuật không chê vào đâu được.
Các cầu thủ đang chơi tại Nhật bản đều là những người sinh ra và trưởng thành tại Nhật, thuộc thế hệ thứ 3, 4 có quyền chọn quốc tịch Nhật hay Hàn Quốc nhưng vẫn chọn đá cho đội BH.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Thái độ của người Trung Quốc đối với quá khứ

Tác giả: Pierre Ryckmans

Pierre Ryckmans, tác giả chuyên viết về văn hóa và chính trị Trung Quốc với bút danh Simon Leys, giới thiệu bài viết này lần đầu tiên với cái tên “bài diễn văn Morrison số 47” vào ngày 16 tháng 6 năm 1986. Phiên bản này đã được xuất bản trước đó trên “Báo lịch sử miền viễn Đông” (sau là “Lịch sử Đông Á”) vào năm 1989. Chúng tôi tái bản bài viết ở đây để xem xét di sản “Bắc Kinh, thành phố vô hình”, cũng như là một sự bổ sung vào bộ tư liệu về đề tài Hán học hiện đại.

(Lời người biên tập)

Le Tibre seul, qui vers la mer s'enfuit,
Reste de Rome. O mondaine inconstance!
Ce qui est ferme, est par le temps detruit,
Et ce qui fuit, au temps fait résistance.

Trung Hoa là nền văn mình cổ xưa nhất còn tồn tại trên trái đất. Và sự tiếp nối độc nhất như vậy hẳn nhiên bao hàm mối quan hệ phức tạp của một dân tộc với quá khứ của họ. Thực chất sâu xa của sự bền vững đáng kinh ngạc về văn hóa này dường như là một nghịch lý: đó là việc nuôi dưỡng những giá trị đạo đức và tâm linh thuộc về con người cổ đại có vẻ thường được gắn với sự thờ ơ hay bàng quan đối với những di sản vật chất của quá khứ (thậm chí là ngay cả trong thời kì những tín ngưỡng lâu đời bị đả phá một cách mạnh mẽ nhất). (Dù bản thân sự tiếp nối về tinh thần bất chấp hay nhờ có sự tàn phá một phần những tư liệu vật chất của truyền thống là một vấn đề khác, nó cũng sẽ được đề cập một cách sơ lược sau đây)???

Bài viết này nhằm khám phá sơ bộ hiện tượng gìn giữ thế giới tinh thần đồng thời với việc tàn phá các yếu tố vật chất đã được quan sát trong suốt tiến trình lịch sử nền văn hóa Trung Hoa. Chủ đề thì vô cùng, vì thế ở đây tôi sẽ chỉ vạch ra một vài định hướng và đề tài cho những nghiên cứu sâu hơn. Ở mức độ này, tôi chỉ đơn thuần định hình vấn đề chứ không nhằm hướng tới việc đưa ra một giải pháp cụ thể nào.

Sự hiện hữu của giá trị tinh thần và thiếu vắng các yếu tố vật chất gắn với quá khứ ở Trung Quốc.

Trong cuốn tự truyện của mình, Carl-Gustav Jung đã diễn giải lý do vì sao ở cái độ tuổi già cả như vậy ông lại mong mỏi được tới thành Rome, nơi ông chưa bao giờ đặt chân tới. Ông cứ trù trừ hết lần này tới lần khác do e sợ mình sẽ không chịu đựng nổi niềm xúc động khi được diện kiến cái thực thể sống của nền văn hóa cổ đại Âu Châu. Cuối cùng, ông đã bị ngất đi và bất tỉnh trong phút chốc khi bước vào 1 đại lý du lịch ở Zurich để mua vé. Sau trải nghiệm này, ông đã có 1 quyết định sáng suốt là từ bỏ kế hoạch đó và ông không bao giờ được tận mắt chiêm ngưỡng thành Rome nữa. Hầu hết các nhà Hán học đều không được phú cho một độ nhạy bắt sóng như ông Zung, và cho dù có tinh nhạy được như thế đi chăng nữa thì cũng khó cho những người nghiên cứu về Trung Quốc cổ điển có thể tiếp cận Trung Quốc hiện đại ngày nay mà không quá đỗi xúc động hay xâm chiếm bởi tinh hoa lạ thường dường như tỏa ra từ khắp nơi ở một vùng đất quá đỗi gắn bó với lịch sử này.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của quá khứ ở đất nước Trung Quốc; đôi khi là ở những địa điêm không ngờ nhất, nơi có số lượng khách viếng thăm dày đặc: những tấm áp phích ở rạp chiếu phim, quảng cáo máy giặt, tivi hay kem đánh răng được bày dọc những con phố được viết bằng thứ ngôn ngữ hầu như không biến đổi gần 2 ngàn năm nay. Trong nhà trẻ, những đứa bé còn đang tập đi, miệng hát ê a bài thơ Tang ra đời khoảng 200 năm trước. Ở các nhà ga, những nhân viên tư vấn lịch trình tàu chạy đơn thuần cũng có thể là một trải nghiệm làm sững sờ bất cứ một nhà sử gia văn hóa nào: trí tưởng tượng bị nhào trộn bởi danh sách dài những thành phố vốn gắn với những thời kỳ huy hoàng của các triều đại trong quá khứ.Hay một lần nữa xuất hiện trong bối cảnh đặc trưng gần đây, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra trong 1 ngôi mộ 2 ngàn năm tuồi, giữa những loại thực phẩm đã được chôn cùng người chết là một loại bánh nhân thịt (bánh bao) giống y như nó vẫn đang được bày bán ở các cửa hàng góc phố ngày nay. Và chúng ta có thể lấy vô số ví dụ tương tự như vậy.

Nhưng đồng thời, nghịch lý lại là cái quá khứ mà dường như thâm nhập và biểu thị với một sức sống đáng kinh ngạc như vậy, cũng vượt khỏi sự nhận biết về mặt vật chất của chúng ta một cách kì lạ. Vẫn cái đất nước Trung Hoa vốn giàu về lịch sử và các hồi ức này kì quặc thay lại thiếu vắng bóng dáng những công trình cổ đại. Sự vắng mặt các yếu tố vật chất liên quan tới quá khứ trong phong cảnh đất nước Trung Hoa có thể là yếu tố làm lúng túng những người thực dân (khai hóa) phương Tây, đặc biệt là nếu họ tiếp cận Trung Quốc với những tiêu chí và chuẩn mực được hình thành một cách tự nhiên trong môi trường Âu Châu. Tại Châu Âu, dù phải trải qua vô số cuộc chiến tranh và tàn phá, mỗi thời đại đều để lại một số lượng đáng kể những mốc giới hạn (ranh giới) các công trình kỉ niệm: những tàn tích của Hy Lạp và La Mã cổ đại, tất cả những thánh đường lớn thời trung cổ, các nhà thờ (giáo đường) và lâu đài của giai đoạn Phục Hưng, những công trình của kỉ nguyên Ba rôc; tất cả những cái này tạo nên một chuỗi các chứng tích kiến trúc liên tục góp phần duy trì, làm sống mãi những hồi ức của quá khứ ngay tại trung tâm những thành phố hiện đại của chúng ta. Ở Trung Quốc thì lại ngược lại, nếu trừ đi một lượng nhỏ những khúc đồng diễn nổi tiếng mà mức độ cổ xưa của chúng là tương đương thì điều gây ấn tượng với những du khách có học thức là sự thiếu vắng những công trình kỉ niệm của quá khứ. Hầu hết các thành phố Trung Quốc, bao gồm và đặc biệt là những thành phố vốn là thủ phủ cũ hoặc trung tâm văn hóa có uy tín trong lịch sử, ngày nay thể hiện những khía cạnh mà có thể ko chính xác là cái mới hay hiện đại (bởi vì nếu hiện đại hóa là cái đích mà TQ đang hướng đến thì vẫn còn một quãng đường dài trước khi nó có thể đạt tới) nhưng dường như lại thiếu vắng những đặc điểm truyền thống. Tóm lại, chúng có vẻ như là một sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa cuối thế kỉ 19. Vì thế, cái quá khứ mà vẫn tiếp tục tạo sức sống trong đời sống người TQ bằng những cách thức nổi bật, bất ngờ và hết sức tinh tế, dường như tồn tại trên mỗi con người hơn là gạch đá. Lịch sử TQ vừa thực sự thuộc về yếu tố tinh thần lại vừa vô hình về mặt vật chất.

Cần phải lưu tâm rằng, khi đề cập tới sự phá hủy các yếu tố vật chất gắn với quá khứ, tôi không có ý lại đề cập 1 lần nữa tới sự tàn phá rộng khắp và có tính hệ thống do cuộc “Cách mạng văn hóa” gây ra. Trong những năm cuối thời Mao, sự tàn phá này đúng là dẫn tới sa mạc văn hóa theo nghĩa đen của nó, ở vài thành phố, 95 cho tới 100% những di tích lịch sử và văn hóa đã biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, lại phải nói rõ ngay rằng, nếu tại nhiều thành phố, các băng nhóm học sinh có thể cướp bóc, thiêu trụi và san bằng gần như toàn bộ các di tích cổ thì trong trường hợp cá biệt này, đó là do chẳng còn lại nhiều cho chúng tàn phá. Quả thực, có rất ít công trình còn tồn tại được sau cái thảm họa lịch sử ban đầu đó, và kết quả là những kẻ chuyên đi phá hoại các công trình văn hóa (do ác tâm hoặc ngu dốt) chả có mấy mục tiêu để mà bỏ sức. Trong cái bối cảnh này, việc nhìn nhận cuộc “Cách mạng văn hóa” như một sai lầm ngẫu nhiên có thể là mốt sơ suất. Nếu đặt lại nó vào một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thực ra nó dường như là biểu hiện gần nhất của cái hiện tượng đả phá tín ngưỡng nghiêm trọng cổ xưa mà đã tái diễn trong suốt các thời kì lịch sử. Không phải trở về với lịch sử xa xôi nào, cuộc nổi dậy Taiping vào giữa thế kỷ 19 đã tàn phá một cách trầm trọng hơn nhiếu so với cuộc “Cách mạng văn hóa”. Về sau, tôi sẽ còn trở lại với câu hỏi vể sự tàn phá có tính chu kỳ các di sản vật chất có liên quan tới quá khứ mà dường như đã trở thành đặc trưng của lịch sử đất nước Trung Hoa này.

Do đó, sự thiếu vắng gây bối rối những cảnh quan công trình lịch sử của Trung Quốc không thể đơn thuần nhìn nhận như là kết quả của những năm tháng hỗn loạn thời Mao Trạch Đông. Đặc trưng đó còn có tính chất lâu dài và sâu xa hơn nữa, và nó đã thực sự gây ấn tượng(chú ý) đối với những du khách Châu Âu vào những năm thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Riêng về mặt này, tôi cho rằng khó mà tìm được nhân chứng nào có tư cách và cởi mở hơn Victor Segalen (1878-1919), một nhà thơ đặc biệt, người vừa là nhà Hán học vừa là nhà khảo cổ học với nhiều thành tựu đáng kể. Ông đã ở Trung quốc vài năm vào thời điểm kết thúc của đế chế (giai đoạn kiểm soát) và tiến hành 2 cuộc hành trình khảo cổ dài vào những tỉnh vùng sâu xa hơn nữa của nội địa. Trong bài thơ tản văn “Aux Dix mille années” (1912), ông đã tổng kết lại một cách dễ nhớ cái nghịch lý mà tôi cho là nguyên nhân thái độ của người TQ đối với quá khứ của mình (Thực sự thì toàn bộ bài viết của tôi được khơi nguồn từ bài thơ này, và điều mà tôi đang cố làm ở đây chỉ là đưa ra 1 lời bình (nhận xét) cho nó).

Bài thờ của Segalen là một sự suy ngẫm về mối liên hệ giữa nền văn hóa Trung Hoa và thời gian. Mở đầu là sự gợi lên tương đối những nguyên tắc kiến trúc của các nền văn mình vĩ đại trong quá khứ và đối lập chúng với quan niêm của người Trung Quốc. Những quan điểm phi Trung Quốc (từ những quốc gia khác TQ), từ Ai Cập cổ đại cho tới phương Tây hiện đại về cơ bản là những nỗ lực chủ động,xông xáo nhằm thách thức và vượt qua sự tàn phá, bào mòn của thời gian. Họ có tham vọng kiến lập nên sự vĩnh cửu thông qua việc sử dụng những vật liệu bền chắc nhất có thể và những kỹ thuật mà đảm bảo được mức độ đàn hồi (linh hoạt?) tối đa. Nhưng dù có làm thế đi chăng nữa, những nhà kiến trúc (người thi công?) chỉ đang cố trì hoãn sự thất bại không thể tránh khỏi của mình mà thôi. Ngược lại, người Trung Quốc đã nhận thức được – như trong những lời thơ của Segalen – “nothing immobile can escape the hungry teeth of the ages” (ko một thực thể không hoạt động hay bất động? nào có thể thoát khỏi những chiếc răng háu đói của thời gian). Vì thế những kỹ sư xây dựng người TQ mà chịu khuất phục trước sự tấn công của thời gian làm chệch hướng của nó tốt hơn.

Những suy ngẫm của Segalen được hình thành từ những dữ liệu chính xác về mặt kỹ thuật: những công trình kiến trúc Trung Hoa thực sự được làm từ các vật liệu mỏng manh và dễ hỏng, chúng bao gồm cả 1 kiểu ”lỗi thời cố hữu”, chúng nhanh chóng bị hư hỏng và cần phải xây lại thường xuyên. Từ những quan sát thực tế này, ông rút ra một kết luận có tích chất triết học: người Trung Quốc đã thực sự chuyển đổi được vấn đề: sự vĩnh cửu không nên tồn tại ở các công trình mà nên sống trong những người xây dựng chúng.Trạng thái nguyên thủy ngắn ngủi nhất thời của công trình kiến trúc giống như một món tặng phẩm cho sự phàm ăn của thời gian, và vì cái giá phải trả cho những sự hi sinh như vậy, các nhà kiến tạo cần phải đảm bảo tính bất diệt của các thiết kết thuộc về yếu tố tinh thần.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

Sách với vở.

Hồi trước đọc sách thấy kể chuyện mấy ông trí thức Tây học về nước theo cụ Hồ phải mang theo mấy tấn sách để làm tài liệu.
Công nhận nếu thế thật thì các bố ấy quá giàu đi. 1 quyển sách cho là nặng 1kg đi,1Kg là loại sách phải hơn 600trang chứ không ít. Thế thì vài tấn sách tức là mấy nghìn quyển sách. Theo thời giá hiện tại là mỗi quyển cũng mấy chục €. Vì loại sách văn học khá rẻ sau nhiều lần xuất bản nên tiền bản quyền giảm theo, chứ sách khoa học thì in số lượng ít nên bán đắt. Vạy 40€X vài nghìn quyển thì các cụ ấy phải mất gần trăm nghìn € mua sách.

Ngày nay với sự phổ cập của internet thì chẳng ai điên mang cả tấn sách về quê cả. Tiền phí gửi cũng chết tiền rồi. Bây giờ có thể đọc được rất nhiều sách trên mạng dưới dạng ebook. Ngoài sách ra còn vô số tạp chí bài báo. Tất nhiên không phải lúc nào cũng free nhưng nói chung là đọc hết đống free thì cũng ốm.

Đó là sách về tri thức phổ thông nói chung, chứ sách chuyên ngành khoa học thì trên mạng không có nhiều lắm. Vì chuyên ngành càng sâu thì càng ít người nghiên cứu và đọc, bởi thế nhu cầu là không nhiều nên chẳng mấy ai up lên mạng cả.
Đúng ra thì trên ebook của google có cực nhiều sách, kể cả chuyên ngành. Ví dụ như sách bằng tiếng Pháp thì 80% số sách mình cần tìm đều có thể kiếm ở google, trừ những quyển nào mới ra thì chưa có. Tuy nhiên đọc trên máy tính rất đau mắt, đặc biệt là bọn google không up toàn bộ mà thường chỉ môt phần, đôi lúc thiếu vài ba trang đang đọc tức như bò đá.

Ngoài google ra thì còn có nhiều trang web khác khá phong phú. Tuy vậy vẫn không thể nói là đầy đủ được, đặc biệt là các publication mới thường chưa kịp up. Mà khoa học thì luôn cần cập nhật, đặc biệt là về khoa học xã hội, chứ không cứ hùng hục nghiên cứu cả năm rồi mới ngã ngửa ra là cái mình làm đã có thằng làm cả chục năm trước.
Nói thêm là tình trạng khoa học của Vn rất phò phạch, nhưng phò phạch nhất là các ngành khoa học xã hội. Các giáo sư với chuyên gia rất là lười đọc sách, một phần là không chú tâm, thứ 2 là không thạo ngoại ngữ nào để có thể đọc tài liệu thoải mái, mà thạo ngoại ngữ thì làm giáo sư làm cóc gì cho nghèo, đi làm phiên dịch hay làm cho NGO mau kiếm tiền hơn. Bởi tình trạng này mới có chuyện là nhiều hội thảo các bác giáo sư cãi nhau chí chóe về những khái niệm thuộc loại sơ đẳng nhất của chuyên ngành.
Nói chung để viết báo và làm nghiên cứu bên lĩnh vực khoa học xh mà không rành một trong các ngoại ngữ phổ biến (ANh, Pháp, Trung, Tây Ban NHa, Nga, Đức và có thể cả Nhật nữa) thì nghiên cứu lịch sử Đảng là hợp nhất, vì kiến thức khoa học bằng tiếng Việt thực sự rất khiêm tốn mà nhiều khi không chính xác và cập nhật.


Không phải sách nào cũng tìm được bản online, thậm chí thư viện cũng khó tìm mặc dù hệ thống thư viện của Pháp phải nói là vĩ đại, sẽ kể về nó khi nào rỗi. Cho nên thấy quyên nào hay mình phải scan ngay. Nhưng scan lâu quá, nên bây giờ dùng máy ảnh chụp luôn rất nhanh tuy chất lượng ko tốt bằng scan. Nhưng dung lượng bé và nhanh. Một quyển sách 900 trang hôm trước thử chụp mất không đến 1h.
CHụp lại sau đỡ phải mượn thư viện khi cần tra cứu, thêm nữa sau về Vn làm gì có cơ hội mà kiếm sách, và tiếp là nếu ai cần tài liệu có thể chia sẽ. hihi

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Lịch sử và chính trị

Viết luận văn tìm tài liệu tình cờ vào trang web của 1 ông giáo sư dạy cấp 3 của Pháp. Thật là kinh khủng, giáo viên cấp 3 mà có học vị tiến sĩ (đa số giáo viên cấp 3 ở Pháp đều có bằng Ph.D hoặc kém lắm thì cũng master, tất nhiên trừ các ông giáo viên dạy thể dục), xuất bản hàng chục quyển sách và công bố cả trăm bài báo nghiên cứu. Hơn đứt bất kỳ học giả nào của Việt Nam.
http://denis-collin.viabloga.com/
Đặc biệt ông này nghien cứu rất nhiều về chủ nghĩa Marx, nhưng món này mình không quan tâm và ngán tận cổ, chỉ đọc những gì ông ấy viết về lịch sử và chính trị thôi.

Đã đăng kí theo dõi blog của cụ, lúc nào rỗi sẽ đọc dần dần.

Nói chung viết sách như các "học giả" xôi thịt nhà mình thì mỗi tháng mình tập trung chắc viết được 1 quyển. he he. Sau này lấy vợ sẽ xin tiền vợ in sách mình viết, không ai đọc thì cũng giúp cho ma'y bà bán xôi đầu phố đỡ phải mua giấy.

"On peut dire que la science historique se construit d’abord par une patiente déconstruction de la mémoire. J’en donne quatre traits essentiels.

1. La mémoire est subjective. Elle s’inscrit toujours dans un vécu de conscient. La mémoire est ma mémoire. L’histoire vise l’objectivité. L’histoire n’est pas mon histoire, elle est posée comme existence extérieure à la conscience. La mémoire historique est toujours notre mémoire. Notre mémoire de l’histoire de France n’est pas la mémoire de l’histoire de France de nos voisins et réciproquement ! Au contraire, l’histoire implique un décentrement du regard. Ce qu’on appelle objectivité, qui est la possibilité de se changer de point de vue, de ne pas être soumis à un point de vue particulier.

2. La mémoire présuppose l’oubli comme son indispensable complément. Je ne peux me souvenir qu’en sélectionnant ce qui doit être oublié. La mémoire collective fonctionne, elle aussi, à l’oubli. On perçoit couramment l’oubli comme un pur négatif, un manque de mémoire. Mais l’oubli est comme le fond nécessaire à partir duquel peut émerger la mémoire. L’oubli est même parfois commandé, par exemple pour des raisons politiques, religieuses, etc. L’histoire (comme la psychanalyse !) vise à faire revenir l’oublié.

3. La mémoire s’inscrit dans un récit. La mémoire individuelle est ce par quoi l’individu constitue sa propre identité. Elle est entièrement pensée à partir du présent – la mémoire, c’est toujours le passé au présent. Il en va de même de la mémoire collective. Ce dont les communautés historiques gardent la trace, c’est qui constitue encore le présent. Ce qui disparaît de la mémoire collective, c’est ce qui n’a plus cours. Dans les deux cas, la mémoire est orientée dans un récit dont la fin est connue. Elle est donc nécessairement téléologique : la vérité des événements passés réside dans le présent. La science historique, dès qu’elle se veut véritablement scientifique, doit sortir du récit, précisément parce qu’elle doit sortir de la téléologie, de l’histoire orientée vers une fin idéale, c'est-à-dire, en réalité, de l’interprétation du passé en fonction du présent.

4. La mémoire ne se soucie que de l’enchaînement temporel des images – elle s’identifie à notre conscience intime du temps. Il en va de même avec la mémoire collective qui fonctionne par images (" les images d’Épinal !) L’histoire, au contraire, s’intéresse à la causalité. Les faits et les événements doivent apporter une intelligibilité de l’ensemble du processus historique.

Je sais bien que je dresse ici un portrait idéal de la science historique. Paul Ricoeur a longuement discuté des limites de la scientificité de l’histoire. Pour lui, en dépit des efforts de l’historiographie moderne, l’histoire ne peut s’émanciper du récit. La question de la causalité en histoire reste très largement en suspens. Nous savons bien que l’histoire ne se pense pas comme les sciences de la nature. Nous savons bien que les " lois " de l’histoire n’ont pas grand chose à voir avec les lois de la physique. Je suis même prêt à reprendre à mon compte la distinction de Dilthey entre sciences nomologiques et sciences herméneutiques et à placer l’histoire dans le camp de ces dernières. Mais cette séparation, si elle est fondée sur de bons arguments, n’émancipe pas pour autant l’histoire des exigences qui s’imposent aux sciences de la nature, même si " l’obligation de résultat " ne peut jamais être du même ordre.

Donc, la science historique ne peut que se placer dans une perspective de compréhension rationnelle et d’objectivité, cette perspective qui distingue radicalement le livre d’un historien d’un roman historique – sans que je veuille ici dévaloriser le roman historique comme genre littéraire. Certes l’histoire ne peut échapper au conflit des interprétations, mais la vérité scientifique reste son idéal régulateur.

Mémoire et histoire selon Pierre Nora

Cette opposition entre histoire et mémoire, Pierre Nora en fait le thème introducteur de ses " Lieux de mémoire ". Mais avec une forte connotation péjorative. Je voudrais en commenter quelques passages.

" Mémoire, histoire : loin d'être synonymes, nous prenons conscience que tout les oppose. La mémoire est la vie, toujours portée par des groupes vivants et à ce titre, elle est en évolution permanente, ouverte à la dialectique du souvenir et de l'amnésie, inconsciente de ses déformations successives, vulnérable à toutes les utilisations et manipulations, susceptible de longues latences et de soudaines revitalisations. L'histoire est la reconstruction toujours problématique et incomplète de ce qui n'est plus. La mémoire est un phénomène toujours actuel, un lien vécu au présent éternel ; l'histoire, une représentation du passé. Parce qu'elle est affective et magique, la mémoire ne s'accommode que des détails qui la confortent ; elle se nourrit de souvenirs flous, télescopants, globaux ou flottants, particuliers ou symboliques, sensible à tous les transferts, écrans, censure ou projections. L'histoire, parce que opération intellectuelle et laïcisante, appelle analyse et discours critique. La mémoire installe le souvenir dans le sacré, l'histoire l'en débusque, elle prosaïse toujours. La mémoire sourd d'un groupe qu'elle soude, ce qui revient à dire, comme Halbwachs l'a fait, qu'il y a. autant de mémoires que de groupes ; qu'elle est, par nature, multiple et démultipliée, collective, plurielle et individualisée. L'histoire, au contraire, appartient à tous et à personne, ce qui lui donne vocation à l'universel. La mémoire s'enracine dans le concret, dans l'espace, le geste, l'image et l'objet. L'histoire ne s'attache qu'aux continuités temporelles, aux évolutions et aux rapports des choses. La mémoire est un absolu et l'histoire ne connaît que le relatif. "

Jusqu’ici, je crois que l’opposition entre histoire et mémoire est correctement perçue. Mais la suite pose plus de problèmes.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

远方很远

Phương xa quá xa mà lòng người thì bề bộn với những lo toan.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009

Dự án Đại Paris





Quy hoạch và quản lý đô thị là một quá trình cải biến không ngừng nhằm hướng đến một môi trường sống hài hòa, bền vững và công bằng cho mỗi người dân trong đô thị đó.

Paris với kế hoạch Haussmann đã biến đổi sâu sắc, đưa thành phố này thành một trong những đô thành đẹp và lãng mạn nhất địa cầu. Không dừng lại ở đó, chính quyền nước Pháp đang khẩn trương xúc tiến dự án nhằm hướng Paris tới năm 2030.

Ngày 29 tháng 04, tổng thống Pháp Sarkozy đưa ra các đề xuất nhân dịp triển lãm tại cung kiến trúc và di sản Paris

Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ năm năm tổng thống mà ông Sarkozy muốn nhắm tới và ông đã yêu cầu khoảng một chục kiến trúc sư suy nghĩ về hồ sơ này và trình bày đồ án đang được trình bày tại Trung tâm Kiến trúc và di sản.

Trong bài diễn văn đọc hôm 29.04 tại Trung tâm Kiến trúc và di sản, tổng thống Nicolas Sarkozy đã công bố những đường nét chính của dự án quy hoạch một vùng rộng lớn bao gồm thủ đô Paris, các khu ngoại ô và các sân bay quốc tế, nhằm biến cả vùng "Đại Paris" thành đầu tàu kinh tế cho cả nước Pháp và Châu Âu.

Tổng thống Sarkozy mong muốn công trình được khởi động ngay từ năm 2012, với mục tiêu là thực hiện tốt mọi kế hoạch trước năm 2030.

Các ý tưởng được trưng bày tại đây bắt đầu từ ngày 29 tháng tư, bao gồm 10 đề xuất của các kiến trúc sư phụ trách đề án được Sarkozy giao phó vào ngày 17 tháng 9 năm 2007 nhằm dự kiến « một dự án mới về quy hoach tổng thế ». Cũng chính tổng thống Pháp là người chính thức khởi động dự án « Đại Paris ».


Các kiến trúc sư được mời tham gia đề xuất đều là những tên tuổi lớn của làng kiến trúc thế giới như các kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel, Christian de Portzamparc, kiến trúc sư người Anh Richard Rogers, và các quy hoạch gia tầm cỡ người Ý Bernado Secchi, Yves Lion, Atoine Grumbach, Finn Geipel (Đức), Winy Masse (Hà Lan),và Djamel Klouche, một kiến trúc sư nổi tiếng trong lĩnh vực quy hoạch các khu ngoại ô. Trong 9 tháng, những người này phụ trách các nhóm làm việc khác nhau. Thành phần của các ê kíp làm việc này không chỉ gồm các kiến trúc sư mà còn có sự tham gia của các kỹ sư, các nhà xã hội học, địa lý học, các kinh tế gia và nghệ sĩ... Cuối cùng, công việc của các nhóm với cả nghìn đề xuất được ghép lại tạo thành một đề án quy hoạch tổng thế của Paris.

Quá trình nghiên cứu và đánh giá rất nghiêm túc. Bị bó chặt không gian trong khu nội đô, Paris ngột ngạt trong diện tích 105km nhỏ bé của thành phố, nội đô Paris chỉ bằng 1/12 diện tích London và 1/8 diện tích Berlin. Bên ngoài nội thành là các khu ngoại ô rộng lớn lộn xộn xen kẻ các khu dân cư lọt thỏm ở giữa, các quần thể kiến trúc khổng lồ, những trung tâm thương mai vô tận, và cả những khu đất hoang bị lãng quên. Chưa kể thời gian đi lại di chuyển điên rồ và sự chênh lệch về kinh tế một cách nghiêm trọng. Về tổng thế, như Winy Mass kết luận thì Paris tổng quan là « một thành phố xấu xí ».

Chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực quy hoạch ngoại ô, Roland Castro kết luận “cần phải xóa bỏ thứ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong quy hoạch. Đảm nhận một công việc nghiêm túc, chúng tôi phải thực hiện lại ở tầm lớn hơn dụ án « bình định đô thi » đã thành công bởi Haussmann ở nội ô Paris, với một không gian công công bình đẳng và cùng sẻ chia hơn ».

Paris xanh

Paris tương lai trong mắt của các kiến trúc sư sẽ là một « Paris xanh », kết thúc thời kỳ thống trị của xe hơi và sự chi phố của nó đối với toàn thể các chính sách đô thị. Ở ngoại ô cũng như trong các trung tâm nội đô sẽ đa phần sẽ là các loại xe hơi dùng điện, xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng. Màn đêm buông xuống, dưới ánh sáng của những ngọn đèn đường tiết kiệm năng lượng là những đoàn tàu điện dùng vận chuyển hàng hóa từ các bến bãi lưu trữ ở ngoại ô thành phố. Cải cách hệ thống vận chuyển này giúp giảm bớt diện tích của đường giao thông nhường chỗ cho diện tích các công viên, quảng trường và đường dành cho người đi bộ. Giảm thiểu tiếng gầm rú của động cơ ô tô, sự ngột ngạt của khí thải sẽ giúp Paris trở nên dễ chịu hơn.


Đề án của Roland Castro

Cuộc cách mạng xanh tiếp tục được thực hiện ngay cả trong lòng đất « Ngay dưới lòng đất của các công viên, chúng ta có thể kết hợp xây dựng các trung tâm xử lý rác thải cũng như sản xuất điện và cung cấp nhiệt sưởi ấm. » Richard Rogers khuyến nghị. Không dừng lại ở đó, nếu chúng ta ngước đầu lên, điều kì diệu sẽ còn tiếp tục : Trên những mái nhà kiểu mới màu kẽm của kinh đô ánh sáng xen kẻ hàng loạt những tấm pin năng lượng mặt trời, kèm theo là những « tấm thảm xanh » của những khu vườn treo lớn sẽ thu nhận nước mưa và tạo thành lá phổi xanh của thành phố ngay giữa hàng loạt những trạm phát điện gió mini.

Những tòa nhà cao tầng ở đường chân trời.

Dưới ngọn chì của Jean Nouvel, Paris vào năm 2030 sẽ có tầm cao mới. Những tòa nhà cao tầng kiểu mới vươn lên bầu trời thủ đô thành những trục lớn xung quanh vùng ngoại ô. Những điểm nhấn đô thị này hướng tới việc tạo ra bộ mặt mới cho thành phố, một dáng hình vừa xa lạ vừa quen thuộc, vừa thanh mảnh vừa to lớn. « Di sản của chúng ta bao gồm những yếu tố về chiều dọc- những tháp chuông nhà thờ, tháp nước, lâu đài có thể là cảm hứng cho những tòa cao ốc mới ». Jean Nouvel nhấn mạnh. Những tòa nhà cao tầng kiểu mới thực sự là khuôn mẫu cho sự phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa khu dân cư với văn phòng và sản xuất năng lượng, bao quanh là những khu vườn rộng mở.

Một trăm bốn bảy tòa cao ốc đã có lâu nay ở Paris sẽ được tân trang lại. Biểu tượng của thủ đô Paris, tòa tháp Montparnasse sẽ được sửa chữa và trang trí lại phần đỉnh tháp theo đề xuất của Frank Gehry và xây thêm ba cao ốc khác liền kề nhằm giảm bớt sự đơn độc và tầm thường của tòa tháp cao hơn 200 mét này.

Khoác áo cho bầu trời chỉ là một phần nhỏ, người ta còn có thể dạo bộ trên đó. « Những ban công kiểu Paris » được đề xuất nối liền các tòa tháp, nhô ra các công viên và chạy dọc các khu phổ mới, giống như đã có sẵn ở khu Batignolles. « Đó là những khu sân ở trên cao và rộng rãi, với những phố dạo bộ rộng 30m, nhiều tầng khác nhau và kéo dài cũng như nối liên các tòa nhà và các công trình khác, tạo nên một kết cấu không gian công cộng mới và một nhịp điệu đô thị khác ».

Một nhà ga lớn Bắc Pháp- Châu Âu.

Tại bốn phương của « Đại paris », những nơi cao báo hiệu trên bầu trời vùng Ile-de-France những trung tâm mới của vùng, sẽ làm cân bằng về mặt địa lý và kinh tế của cả vùng rộng lớn : Massy và vùng cao nguyên Saclay, khu Bourget và Roissy, Orly và Rungis, cảng Gennevillier, công vinee La Courrneuve…Aubervilliers, nơi sẽ xây dựn các khu cao ốc tạo thành phố thương mại được dựng nên cạnh một nhà ga mới toanh, nhà ga Bắc – Châu Âu, sẽ nối liền Paris với London, Bruselle, Rotterdam và Francfort.

« Paris có may mắn trở thành ngã tư của hệ thống đường sắt cao tốc, nhưng các nhà ga hiện có (gare miền Tây và ga miền Bắc) không cho phép tạo nên một trung tâm thực sự » kiến trúc sư Christian de Portzampars nhận xét. Để vận hành hiệu quả, một trung tâm giao thông đường sắt như vậy cần có một trung tâm hội nghị, các khách sạn tiêu chuẩn, các văn phòng với đầy đủ dịch vụ cần thiết. Phải có nơi để mọi người có thể gửi xe và con cái của họ ở đó cả ngày- Đó là lý do cần phải chuyển các nhà ga hiện nay tới Aubervilliers, cũng như điều chỉnh các hoạt động kinh doanh về hướng Đông Bắc thay vì tập trung tất cả vào khu La Défense, và hoàn thiện việc phát triển khu Plaine-Saint- Denis.

Việc quy hoạch lại hệ thống nhà ga này cũng có ưu điểm lớn là sẽ tạo thêm các đại lộ mới và các công viên lớn khi chuyển đổi các nhà ga cũ và hệ thống giao thông đường sắt hiện có.

Những công trình rải rộng khắp.

Bên cạnh các nhà ga, vào năm 2030, thủ đô nước Pháp sẽ phân bố lại các công trình kiến trúc và các kết cấu hạ tầng khác trải rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ. « Paris cần phải thể hiện một chính sách đô thị mới thông qua việc xây dựng các công trình văn hóa ở vùng ngoại ô » Roland Castro kiến nghị. Để đáp ứng nhu cầu giải trí cuối tuần cũng như dã ngoại của học sinh, các công trình lớn sẽ được xây dựng ở vùng ngoại ô như viện bảo tàng tưởng niệm thế giới, hội chợ triển lãm Gênse, nhà hát… Những công trình này sẽ phần nào giảm bớt sự thiếu hụt các công trình văn hóa ở các khu ngoại ô.

Chính phủ sẽ làm gương trước tiên. Khoảng hai mươi cơ quan cấp bộ và các cơ quan hành chính lớn sẽ chuyển tới Créteil, Clichy, Sarcelles và Gennevilliers. « Phân bổ lại các bộ ra vùng ngoại ô điều đó cũng giúp ích cho việc tạo ra lợi ích công cộng ở khắp nơi », Roland Castro lập luận. Biểu trưng cho quá trình này sẽ là trụ sở của « Đại Paris », một tòa nhà tiết kiệm năng lượng và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường được xây dựng tại điểm hợp lưu của sông Seine và sông Marne.

Những khu ngoại ô nhân văn hơn.

Dĩ nhiên quan trọng hơn việc thiết lập những công trình khổng lồ là việc mỗi km lãnh thổ phải được chăm sóc để tạo cho nó một bộ mặt đô thị : Mạng lưới đường phố và đại lộ chạy dọc các khu dân cư cho phép lưu thông từ khu vực này sang khu vực kia môt cách thuận tiện. « Mạng lưới đường cao tốc và đường sắt đã có làm gia tăng thêm nhiều hố ngăn cách và làm cho lãnh thổ bị chia cắt đứt đoạn » Christian de Portzamparc phân tích. Để khắc phục người ta sẽ thiết lập các cầu vượt và hầm dành cho người đi bộ xuyên qua các đường quốc lộ, đường cao tốc cũng như đường sắt.

Những khu dân cư rộng rãi.

Vào năm 2030, người dân Paris có thể cư trú ở mọi nơi trên toàn bộ thủ đô. Lâu nay người dân thủ đô luôn đối mặt với giá nhà đất cao nơi đây và buộc phải sống chuyển ra sống ở các vùng rất xa trung tâm. 20 năm tới tình trạng này sẽ được khắc phục, khoảng 60.000 chỗ ở được tạo ra hằng năm. « Đại Paris » vào năm 2030 sẽ có thêm 1.5 triệu dân so với năm 2009. Người dân có thể xây nhà ở khắp mọi nơi và nhờ thế làm hạ giá nhà đất bằng 2 nguyên lý đơn giản : Làm cho giá đất rẻ hơn thông qua tăng nguồn cung và xây dựng nhà cửa ở những khu vực lâu nay người ta cho là không thể.

Để làm được đó, kiến trúc sư Yves Lion cho rằng « chúng ta phải chấp nhận việc dân cư sống gần các khu vực đường sá, giống như những gì mà người Hà lan đã làm thay vì buộc dân cư sống cách xa các khu vực này như lâu nay. Để làm điều này, người ta kiến nghi bãi bỏ quy định mang tên Dupont vốn cấm xây dựng trong vòng 100m kể từ các con đường có mật độ lưu thông cao. « Người ta hoàn toàn có thể xây dựng ở nhưng nơi có nguy cơ lũ lụt, cần phải chấm dứt nguyên tắc phòng ngừa vốn chỉ giúp ích cho các ông tỉnh trưởng ăn no ngủ kỹ ». Roland Castro nói thêm.

Hạn chế sử dụng xe hơi.



Giao thông nội đô Paris tương lai của Rogers Stirk Harbour

Sẽ có khoảng 270km2 đất lâu nay là những con đường chật đầy xe cộ sẽ được chuyển đổi thành các đại lộ có cây xanh thuận tiện cho người đi bộ chạy dọc theo các khu dân cư, trên các con đường « kiểu mới này » sẽ cùng lúc có tàu điện xe đạp cùng song hành với xe hơi.

Người ta cũng sẽ sử dụng xe hơi ít đi bằng cách tăng thêm các khu vực cấm xe hơi và tăng giá xăng đồng thời khuyến khích dân chúng sử dụng các phương tiện giao thông sạch khác. Sự bùng nổ của mua sắm thông qua mạng internet làm nảy sinh thêm hàng trăm trung tâm giao hàng trở thành các trung tâm tập trung của các khu dân cư. Một mô hình phỏng thoe konbini của Nhật, hệ thống ác siêu thị nhỏ dựa trên dây chuyền phân phối được cấu trúc tốt và tin học hóa giảm thiểu việc vận chuyển. Người ân có thể đi mua sắm thông qua việc lướt web, trả tiền và nhận hàng mà không cần phải di chuyển.

Đến năm 2030, việc di chuyển bằng ô tô trong khu vực Paris sẽ giảm đi đáng kể. Thông qua quá trình cơ cấu lại các trung tâm kinh tế và hệ thống giao thông công cộng. Kế hoạch này liên quan đến việc xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm chạy xung quanh thành phố Paris và nối liền các trục kinh tế, như là Roissy, Orly, La Defense, v.v…

Nhiều tuyến xe "lộ thiên" trong mắt của kiến trúc sư Christian de Portzamparc


Nhiều tuyến xe "lộ thiên" trong mắt của kiến trúc sư Christian de Portzamparc

Có tên là "Grand Huit" và dài khoảng 130 cấy số, hệ thống métro này sẽ nối kết tất cả các trạm chót của các đường tàu điện ngầm và xe bus có sẵn. Số tiền đầu tư vào dự án này là 21 tỷ đôla.

Dự án « Đại Paris » cũng sẽ trả lại cho thiên nhiên vị trí xứng đáng của nó thông qua việc tăng thêm các công viên và hồ nước tại thủ đô và vùng phụ cận. Chính quyền cũng cho phép người dân thành phố trồng cây ở những khu vực có thể. Ngoài ra còn thiết lập một vành đai rừng cũng như các khu vực nông nghiệp ngay trong thành phố, « Nông thôn không còn được xem như là sự kéo dài tự nhiên của thành phố cũng như không đơn thuần là một nơi để nghỉ ngơi giải trí mà đó phải là một bộ phận không thể tách rời của không gian đô thị và của nền kinh tế đô thị » Yves Lion giải thích. Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định dự án đưa ra tiêu chỉ khai thác sử dụng bền vững các khu rừng của thủ đô. Theo đó đến năm 2030 diện tích rừng của vùng sẽ tăng thêm 30%, với 1400km2 rừng được tăng thêm bổ sung cho 4500km2 hiện có sẽ tạo cho Paris và vùng phụ cận một thảm thực vật rộng lớn góp phần cung cấp gỗ để sưởi ấm vào mùa đông cũng như làm vật liệu xây dựng…góp phần chống lại các ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu.

Paris xanh của Finn Geipel

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Không còn những chia ly và xa cách

Khi nữ ca sĩ Nam Hàn Lee Sun Hee hát bài "gửi tổ quốc tươi đẹp" trước hàng ngàn khán giả Bắc Triều Tiên xem trực tiếp tại Nhà hát Bình nhưỡng (là công trình quà tặng của chính phủ Nam Hàn) và hàng triệu người Triều Tiên theo dõi qua màn ảnh vô tuyến, chắc hắn trong trái tim của cô "tổ quốc tươi đẹp" không chỉ là nước Đại Hàn dân quốc với biên giới phía Bắc là vĩ tuyến 38. Giới tuyến của sự chia cắt, đau thương và hận thù !
Tổ quốc tươi đẹp của cô và hàng triệu triệu người đang sống trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang bị chia cắt, không phải bởi sự chia ly xa cách trong tâm tưởng mỗi người dân mà trước hết bởi ở những toan tính của những người lãnh đạo quốc dân. Vì suy cho cùng, người dân ở đâu cũng khao khát về một tổ quốc đẹp tươi và hùng mạnh.
Những diễn tiến gần đây ở bán đảo Triều Tiên cho thấy con đường thống nhất Nam Bắc còn lắm chông gai, và Korea is One sẽ vẫn là khẩu hiệu chính trị đẹp đẽ và đích đến của dân tộc này trong một khoảng thời gian dài.

Cách đường giới tuyến dày đặc bom mìn và binh lính và hàng triệu trái tim con người vẫn đau khổ vì chia ly hơn 50 năm không gặp mặt. Những khuôn mặt đầy nước mắt của những người có được may mắn đoàn tụ trong mấy ngày ngắn ngủi được tổ chức bởi các nhà chính trị như một sự hào phóng và ban ơn dẫu sao vẫn khiên người xem không khỏi xúc động và bùi ngùi.

Hãy xua tan đi những thù hận và toan tính chia ly lòng người để khẩu hiệu Korea is One là một điều có thật và hiển nhiên.

Mới thấy được hạnh phúc của ngày 30.04 mang lại, dẫu còn nhiều khó khăn, nhiều đau xót và đây đó vẫn còn nhưng chia ly do những cố chấp do quá khứ để lại. Để người Việt Nam từ cực bắc Lũng Cú tới Cà Mau có thể gặp nhau một cách tự do, có thể nói một cách chân thật và bình thường rằng : Vietnam is One, chúng ta là anh em một nhà.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2009

Di sản hình thành như thế nào ?

Thông thường, sự ra đời của một di sản đăc trưng bởi 3 bước : Bước thứ nhất là bước phát sinh, tức là giai đoạn khi xã hội sản sinh ra thứ mà nó cần, bước thứ 2 là bước nhận thức về di sản vốn thường được thực hiện dựa trên một sự chuyển hóa về mặt giá trị vốn hiện hữu bên ngoài lợi ích ban đầu mà vật thể đã tạo ra từ trước, cuối cùng, bước thứ ba là khi vật thể chiếm được một bản sắc mang tính di sản, chứng thực bằng quy chế quản lý mang tính công cộng của nó.

Vật thể đó dành được một giá trị mang tính di sản theo nghĩa bằng một quá trình thông qua (chấp nhận) gọi là sự chiếm giữ, sự chiếm giữ này biểu hiện qua sự hiện diện của một số tiêu chỉ được áp dụng (đề ra) bởi những người trung gian là đại diện (hiện thân) của một bộ phận hay toàn bộ dân cư. Sự áp dụng các tiêu chuẩn dù mang bản chất rõ ràng công khai hay ngầm ẩn bởi những người đại diện này, ví dụ như quá trình chiếm hữu tạo ra hiện tượng gọi là « di sản hóa ».

Chính thông qua sự chuyển tiếp từ bước 2 sang bước 3 mà ý tưởng về di sản được nảy sinh. Nó liên quan đến 3 gian đoạn có nhịp điệu khác nhau, và được thược hiện bởi những chủ thế khác nhau.

Di sản không tồn tại như một cái có sẵn. Toàn bộ tài sản của một thế hệ muốn chuyển tiếp cho thế hệ sau thông qua một quyết định. Đó là kết quả của một sự lựa chọn của sản xuất con người, của một thoả ước như Jean Michel Leniaud định nghĩa, là một thỏa ước xoay quanh di sản giữa một xã hội cụ thể và vật thể mà người ta nhận thấy có một lợi ích hoặc là toàn cầu hoặc ít ra là mang tính tập thể. Kết quả là khi lợi ích về mặt lịch sử hay nghệ thuật đó không còn được chia sẽ bởi phần lớn dân cư thì quy chế di sản (bảo tồn và bảo vệ) có thể bị xét lại với những hệ quả kéo theo nó.

Một đối tượng được xếp vào hàng di sản khi nó từ bỏ giá trị sử dụng thông thường để được sử dụng cho một giá trị mang tính di sản. Động tác biến đổi này dựa trên một số tiêu chí vốn tạo nên một tập hợp giá trị mà chúng ta từng bước nhận ra theo dòng thời gian. Người ta bảo tồn và tôn vinh giá trị của một vật thể hay một công trình bởi vì vật đó mang đến một biểu tượng đặc biệt hơn so với những vật thể khác.

Thứ trở nên quan trọng qua hiện tượng « di sản hóa » đó chính là một mối quan hệ chắc chắn về thời gian và kí ức, vốn được thể hiện như một mối quan hệ được định hướng về mặt văn hóa. Một mặt, việc bảo tồn di sản hướng nó thoát khỏi những tác động của thời gian, mặt khác, chuyển hóa giúp nó thoát khỏi sự quên lãng. Quá trình này, trước tiên bằng sự lựa chọn rồi bằng sự hợp pháp hóa có đặc trưng bởi tính bộ phận, có nghĩa là người ta không lưu giữ toàn bộ ký ức, mà chỉ là các mảnh ghép của ký ức. Hệ quả là ký ức mà người ta truyền đạt là « một ký ức được tạo nên căn cứ vào các cụm biểu tượng (về cái đẹp, cái tốt, về bản sắc..vv) liên quan đến một địa điểm và một thời kỳ.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009

Comment se forme le patrimoine

D’après Colardelle[1], la naissance d’un patrimoine est généralement caractérisée par trois étapes : La première, spontanée, est celle où la société produit ce dont elle a besoin ; la deuxième est celle de la prise de conscience, qui s’exerce en général en faveur d’une mutation qui place hors du champ utilitaire initial l’objet produit précédemment ; enfin, la troisième est celle où cet objet a conquis une identité patrimoniale, qui justifie son statut de gestion collective. L’objet est affecté d’une valeur patrimoniale au terme d’un processus d’adoption qui s’appelle appropriation ; cette appropriation se révèle en présence de certains critères qui sont appliqués par des médiateurs, qui personnifient tout ou partie de la population. L’application des critères, aussi bien de nature explicite qu’implicite, par les médiateurs, à savoir de la procédure d’appropriation, donne lieu au phénomène de la patrimonialisation. C’est dans le passage de la deuxième à la troisième étape que naît l’idée de patrimoine. Il s’agit de trois temps qui ont des rythmes aléatoires, et qui mettent en présence des acteurs très différents.

Le patrimoine n’existe pas comme une donnée a priori. L’ensemble des biens qu’une génération veut transmettre à la suivante résulte d’une décision, c’est le résultat d’un tri dans la production humaine, d’une convention comme le définit Jean-Michel Leniaud[2] ou comme le rappelle Pascal Ory[3], d’un contrat social autour du patrimoine entre une société donnée et un objet auquel on reconnaît un intérêt, sinon universel, du moins collectif. Il s’ensuit que lorsque cet intérêt historique ou artistique n’est plus partagé par la plupart de la population, son statut de patrimoine (la conservation, la protection) pourrait apparaître à la société comme révisable, avec les conséquences qui s’ensuivent.

Un objet rentre dans le patrimoine dès qu’il perd sa valeur d’usage pour se voir affecter une valeur patrimoniale. Ce mouvement d’entrée repose sur certains critères qui constituent un corpus de valeurs, dont on a pris peu à peu conscience au fil des générations. On conserve et l’on met en valeur une œuvre ou un objet parce que cela donne une représentation de soi spécifique par rapport aux autres. L’objet d’appropriation se transforme en instrument de communication.

Ce qui devient important à travers le phénomène de patrimonialisation, c’est un certain rapport au temps et à la mémoire, qui se présente comme un rapport qui est culturellement orienté. D’un côté, la conservation du patrimoine vise à le soustraire aux effets du temps ; de l’autre, la transmission, à le soustraire à l’oubli. Ce processus, tout d’abord de choix et ensuite de légitimation, a comme caractéristique d’être partial, c'est-à-dire qu’on ne garde pas l’intégralité de la mémoire, mais seulement des morceaux. Il s’ensuit que la mémoire que l’on transmet, est « une mémoire construite en fonction d’un faisceau de représentation (du beau, du bien, de l’identité, etc.). liées à un lieu et à une époque.

La notion de patrimoine évolue en fonction du développement de la culture qui impose des critères réévalués dans la sélection des éléments patrimoniaux[4]



[1] Cf. Colladelle M. (1998), Les acteurs de la constitution du patrimoine », in Le Goff J. (sous la présidence de),

[2] Cf. Leniaud J.-M (1992), L’utopie française, Paris, Edi. Mengès, p. 5.

[3] Ory P. (1991), «De la nécessité du patrimoine » in Ory P/ (sous la direction de), De l’utilité du patrimoine : actes des colloques de la Direction du patrimoine, Paris, Ministère de la culture, Picard, p.239, note 37.

[4] VECCO (M.), Economie du patrimoine monumental, p.18.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2009

Tales

Dạo này lười quá không cải thiện được bệnh lười và sắp xếp thời gian không hợp lý cố hữu.
Có khi cả ngày ngồi ôm sách và máy tính đến mờ cả mắt nhưng không được chữ nào vào đầu, toàn làm những việc vớ vẩn vô tích sự. Đọc sách không vào lắm nên lại mò vào mấy diễn đàn đọc bài vớ vẩn, mà món này thì lấy thời gian rất nhanh. Thành thử một ngày trôi đi rất nhanh, và một tuần cũng vậy. Cuối cùng là thời gian trôi đi một cách uổng phí.
Có lẽ mình không thích hợp với việc nghiên cứu vì tính không phải là kẻ chịu khó và cần cù mà toàn làm việc theo kiểu cảm hứng. Học hành kiểu này ở Việt Nam rất dễ lấy điểm cao nhưng ở nhưng nơi đòi hỏi sự nghiêm túc là chết. Thằng cha giáo sư cũng bảo "tôi biết cậu là người de qualité (có năng lực, he he) nhưng có vẻ không chăm chỉ. Hihi, chăm chỉ + với thông minh nữa thì bố học làm gì cái ba thứ vở vẩn này hả ông?

Nhìn đi nhìn lại thì thấy đúng là mấy năm qua kiến thức chẳng thu được gì mấy ngoài ba thứ vở vẩn và tuổi tác ngày càng đè nặng lên vai.
Khuyên người khác thì rất dễ nhưng để cải tạo chính bản thân mình thì bao giờ cũng khó hơn cả. Thôi từ nay cố gắng sửa dần.
Có lẽ nên dần tạm biệt mấy thú vui như báo mạng hay blog. Hẹn một năm sau sẽ quay trở lại vậy.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2009

Sakura

Đọc báo thấy bên Nhật đã đến mùa hoa sakura nở, thậm chí bên Thượng Hải nước Tàu còn có cả một phố trồng toàn anh đào, nở trắng cả một góc trời.
Trưa nay từ nhà lên thư viện tình cờ thấy trong trường mình cũng có mấy cây hoa anh đào, không biết được trồng từ lúc nào, nhưng nở trăng xóa.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Tathy

Mấy hôm mệt nên lười học, ngựa quen đường cũ chạy vô Thăng Long xa vợ chém gió ăn tục nói phét.

Tathy đúng là ngày càng lắm bọn chim lợn, đầu đất chạy vô tham gia dường như để lấy mác. Mấy đứa con gái thì ăn rồi chỉ post ba cái ảnh linh tinh ngớ ngẩn hoặc nói phét về quần áo, nước hoa. Còn mấy thằng em chả rỗi hơi thì thấy topic nào cũng bâu xâu vào viết vài ba câu nhăng cuội. Đã dốt nát lại còn mất dạy và cãi cùn cãi cố.

Tự nhiên có hứng cãi nhau chuyện không phải của mình, thực ra có thể liên quan đến mình và mọi người. Chẳng nhớ đang nói chuyện gì mà tự nhiên quay sang chém gió về cãi cảnh ruộng đất và vai trò của tri thức trong công cuộc cải biến xã hội.

Mấy thằng cực tả đầu đất em chả kiến thức toàn sách vở kiểu báo nhân dân hay chuyện anh Lê Văn Tám vào nổ ầm ầm bảo kê chế độ. Ngợi ca cải cách ruộng đất mang lại ruộng đất cho dân cày và tạo động lực cho người chiến sĩ nơi mặt trận, rồi nào là nhiều thằng địa chủ cũng đáng bị xử bắn.

Trước sau một quan điểm rằng "cải cách ruộng đất là một trong những nhân tố có tác hại ghê ghớm nhất đến lịch sử VN thế kỉ 20, mà thậm chí là cả đến thế kỉ 2 này, vấn đề không phải là giết chết mấy nghìn hay mấy vạn địa chủ cường hào. Mạng người là quan trọng, nhưng cái đó không tác hại lớn bằng chính cải cách ruộng đất đã góp phần lớn và quyết định đưa một lớp nông dân thất học, dốt nát, "đầu đất", tầm nhìn hạn hẹp và cực đoan lên quản lý xã hội". Lớp thất học này lãnh đạo đất nước rồi tạo điều kiện cho lớp con cái, cháu chắt cũng đầu đất tiếp tục nắm giữ vận mệnh đất nước này.
Có mấy thằng ngu lại còn khẳng định rằng, con cái nông dân thông minh không thua gì địa chủ, trí thức. He he.
Sự thật là xác suất để một thằng sinh ra trong gia đình mấy đời làm culi kéo xe giỏi giang thông minh hơn 1 thằng sinh trong 1 gia đình trí thức có truyền thống học rõ ràng là thấp hơn. Bắt chứng minh thì đek chứng minh được bằng số liệu, he he.

Mạn vận cho dân tộc nào nằm trong tay một lũ đầu đất chứ không phải một tầng lớp tinh hoa elit học hành nghiêm túc và bài bản.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2009

Kháp tự nhĩ đích ôn nhu

邓丽君

Cô sinh ở thôn Điền Dương, huyện Vân Lâm, Đài Loan trong một gia đình đại lục quê gốc ở tỉnh Hà Bắc. Tên gọi Lệ Quân là do người cha đặt, dựa theo tên gọi của nhân vật Mạnh Lệ Quân đời nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1963 cô tham gia cuộc thi hát Hoàng Mai Hí và được giải, năm 1967 ra đĩa nhạc đầu tiên và ngay lập tức được ưa chuộng tại Đài Loan. Nhưng ở đại lục giọng hát của cô bị coi là ủy mị và bị cấm đoán. Sau cải cách những bài hát trữ tình của cô mới được nhân dân đại lục đón nhận và hâm mộ. Đặng Lệ Quân được nhân dân Trung Quốc gọi là Tiểu Đặng, cùng với nhà lãnh đạo cộng hòa nhân dân Trung Hoa đương thời là Đặng Tiểu Bình trở thành những cái tên được biết đến nhiều nhất. Hồi đó có câu "Ban ngày nghe Lão Đặng, ban đêm nghe Tiểu Đặng".


Nhu_su_diu_dang_cua_yoump3 (Objet audio/mpeg) - Dang Le Quan

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009

My wallet

Cách đây 3 tuần quay trở lại Pháp tiếp tục công việc học hành sau gần 2 tháng về Việt Nam ăn Tết. Học hành chán quá nên về nhà cho thoải mái đầu óc và hưởng tí không khí mùa xuân Việt Nam sau nhiều năm xa nhớ.

Vì là số hiếm trong đám sinh viên về nhà vào dip Tết nên ra đi đương nhiên phải mang hộ khá nhiều quà cho bạn bè bên này, gọi là mang chút hơn ấm quê hương sang cho bè bạn. Thôi cũng không nỡ từ chối. Về phần mình thì mua thêm mấy bộ quần áo và mang thứ không thể thiếu là trà xanh. Bên này khó có thể mua được loại trà xanh đúng như ở nhà, chủ yếu người ta bán loại trà đen của Tàu hoặc Ấn độ. Uống cũng không tệ, nhưng gout khác. Mình uống hơi nhiều nên mỗi lần về là phải mang ít nhất 1.5kg sang để dành.

Hành lý cố gắng thu xếp không quá cân so với quy định. Nhưng không chú ý hành lý xách tay nên bỏ vào đó toàn là sách mang về (để đọc nhưng chưa đọc được quyển nào) nên hơi nặng. Làm thủ tục check in xong xuôi, cùng mấy người lên lầu 3 Nội Bài ăn cơm và nói chuyện vì vẫn còn thừa khá thời gian. Lúc kéo valise vào để lên máy bay thì lù lù đâu ấy ông hải quan để sẵn một cái cân điện tử bắt hành khách phải cân cả hành lí xách tay. Valise kéo tay của mình tận 13 kg. Mà các bố này bảo chỉ được mang không quá 7kg.
Thật là vớ vẩn quá, vì thường xách tay thì không quá khổ là được, cùng lắm là trong vé quy định không quá 12kg như bọn Airfrance hay BA (Nhưng bọn nó cũng không thừa hơn cân bao giờ). Tiêu chuẩn 12kg là hợp lí, đây các bác Nội Bài lại chỉ cho 7kg mà lại không ghi trước vào vé, làm dân tình bỏ những thứ quan trọng vào đồ xách tay hết cả. Nên hầu như ai cũng dở khóc dở mếu. Mình đành phải nhờ ông chú có quen với người ở Sân Bay xin xỏ. Gọi điện đủ các kiểu cho ông này ông nọ rồi năn nỉ em học xa, toàn mang sách thôi, bỏ lại lấy gì em học nhưng các chú vẫn kiên quyết bắt bỏ ra. Đúng là làm việc chí công vô tử theo tinh thần nhà nước pháp quyền. Hihi
Cuối cùng thì đành vác hành lí thừa ra gửi thêm một cục theo máy bay, được cái mấy em làm ở quầy check in rất dễ tính, thậm chí không lấy cả lệ phí, chắc thương sinh viên nghèo học dốt đây.

Cuối cùng thì mọi thứ cũng xong, nhưng mất khá thời gian thành thử vào máy bay vội vàng lại ghé quầy thuốc lá mua cho ông bạn 1 cây thuốc.Cũng vì vội mà mới có chuyện để kể đây.
Mua thuốc xong ung dung lên máy bay ngồi, lôi nhạc ra nghe đợi máy bay cất cánh thì chợt có đồng chí an ninh sân bay chạy vào tận ghế hỏi "ai là anh N.Q", xong đưa cho mình cái ví. Híc, thậm chí chỉ kịp nói cảm ơn anh kia là anh ấy xuống luôn, sau đó 2' thì máy bay cất cánh.

Mình để rơi ví hoặc quên ở quầy mua thuốc, cũng không nhớ, vì đến lúc anh an ninh kia mang vào mới biết. May thật, nếu mà mất ví thì sang lại Pháp hết khổ luôn vì ngoài thẻ ngân hàng ra còn hơn chục loại thẻ khác từ thẻ thư viện, thẻ nhà ăn đến thẻ bảo hiểm y tế... Cái nào cũng quan trọng, làm lại được cũng mất rất nhều thời gian.

Thật may là vẫn còn những người tốt mang trả, trong ví mình ngoài một số lượng nhỏ tiền VND còn có một số tiền khác nhé. Hơn hết cái ví này đã theo mình suốt gần 10 năm qua với biết bao kỉ niệm.

Cái ví da rất bền có nhãn Johnnie walker vì hồi năm 1 ĐH papa mua chai rượu Johnnie mở ra có cái ví khuyến mãi, cho mình dùng luôn, sinh viên tích cực xài đồ tặng cho. Hihi, nhưng công nhận là rất bền, 10 năm (tháng 9 năm 2009 sẽ đúng 10 năm thành sinh viên) nhưng không hề bị đứt chỉ hay rách, chỉ hơn sờn 1 tẹo ở chỗ gấp.

Tính cả hôm ở sân bay nữa thì đúng 3 lần rơi (mất ) cái ví này:

Lần thứ nhất là năm cuối Đh, đi xem bóng đá ở quán gần nhà trận chung kết cúp C1, rơi chính ở đó nhưng thằng chủ quán mất dạy nói là có thằng nhặt được ngoài đường và bắt mình bỏ tiền ra chuộc mấy trăm nghìn đồng thời số tiền có trong ví bị mất sạch. Thằng chủ nhà này rất khốn nạn sau khi lấy xong ví (vì có nhiều giấy tờ quan trọng như CMND và bằng lái xe), mình đã chửi thằng vào mặt nó dù mình vốn là thằng rất ít khi có đủ dũng cảm để nói những lời nghiêm nghị với nguoi hơn tuổi. Mình cáu lên bảo "anh thật tử tế, dám bịa chuyện để gạt và lấy tiền em, em không bực vì chuyện tiền mà bực vì anh và em biết nhau cả năm trời mà anh còn làm thế. Em tin vào nhân quả lắm, rồi đời con cái anh nó cũng chẳng khá hơn anh được đâu". Nghe đâu giờ chú này vẫn thế, thằng con trai càng lớn càng bố láo.

Lần thứ hai là bị móc ví ở trên tram ở Bordeaux. Mất ví làm mình phải báo với ngân hàng ngay để nó đóng tài khoản và mãi mới có card mới, 2 tuần không có tiền xài. Hết khổ! Sau đó ông già bạn người Pháp nói là ở đây có 1 trung tâm quản lí đồ rơi và thất lạc ( service des objets trouvés, thành phố nào cũng có, do cảnh sát quản lí) mày lên tìm xem. Mình lên nhưng không thấy, và để lại tên tuổi kèm số đt, 2 tuần sau thì người ta gọi lên lấy lại ví. Đúng ví của mình và mọi giấy tờ vẫn nguyên, đương nhiên tiền thì mất hết. Nói thêm là người ta làm việc này hoàn toàn miễn phí.

Lần thứ 3 thì như đã kể ở trên. Cũng thật khó tin vì người ta mang vào tận máy bay trả ngay trước lúc máy bay cất cánh.

Xã hội Việt Nam có nhiều điều nhức nhối và vô lí, nhưng đó đây vẫn có những điều tử tế, đáng để hi vọng dù nhỏ nhoi.

Cũng có thể khi mở ví mình ra xem người ta nhìn thấy bức ảnh đen trắng chụp một người con gái rất dịu dàng, dễ thương, với đôi mắt buồn nhìn xa xa vô cùng thánh thiện thuần khiết khơi dậy được lòng tốt và tử tế ở người đối diện chăng?

Người con gái đã ở một nơi rất xa ấy, người khi nghĩ về đều mang đến cho ta 2 thứ cảm xúc song hành: Niềm thương cảm chua xót lẫn sự ấm áp dịu dàng thẳm sâu nơi trái tim vốn ngày càng ít ỏi...


Cũng có thể người ta mang ví trả lại cho mình chỉ đơn giản là một việc người ta vẫn làm thôi.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

"Ensemble des aspects intellectuels, moraux, matériels des systèmes de valeur, des styles de vie qui caractérisent une civilsation".
Văn hóa là tập hợp những phương diện trí tuệ, đạo đức và vật chất của những hệ thống giá trị và lối sống tạo nên đặc trưng của một nền văn minh

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2009

Chán

Thời gian trôi nhanh quá.
Một tuần trôi qua cái vèo. Và thế là gần 3 tuần quay trở lại Pháp sau gần 2 tháng chơi bời ở nhà.
Tuần vừa rồi đã gặp giáo sư để bàn chuyện luận văn. Mọi việc có vẻ ổn, nếu theo đúng lịch trình thì hè 2010 là mọi thứ xong xuôi, xem như kết thúc sự nghiệp học hành. Nhiều người nghĩ như thế là học xong lúc còn khá trẻ, nhưng trẻ gì nữa, 28 rồi.

Học ĐH từ lúc 17 tuổi, học xong thì mất 1 năm vật vờ học Master ở nhà đợi học bổng sang đây, sang rồi thì lại đổi ngành học khác, mất thêm 1 năm nữa. Thesis thì cứ ấm ớ không chịu viết nên mãi chẳng xong.

Nói chung là cứ lập ra plan gì là y như rằng không thực hiện được. Đúng là kiểu người của những sự tình cờ.
Bắt đầu viết những trang đầu tiên của luận văn mới biết và sửng sốt là hơn 2 năm qua không làm được gì cả, ăn rồi mơ màng linh tinh với những chuyện vớ vẩn chẳng đâu vào đâu. Mà hình như thằng nào làm PH.D cũng mất khá nhiều thời gian vô bổ kiểu này thì phải. Tính mình ham chơi nên lại càng mất nhiều hơn.

3 tháng nữa phải hoàn thành 100 trang đầu tiên để nộp cho giáo sư. Nghĩ thì đơn giản lắm nhưng có lẽ 3 tháng này là quảng thời gian khủng khiếp nhất của đời học sinh 20 năm của mình. OMG!

Hôm trước nói với giáo sư là "tao đã ở cuối đường hầm rồi, chỉ còn mỗi nước tiến lên thôi". Tiên sư lão già còn động viên với khen vớ vẩn "Tao nghĩ mày rất có năng lực, vấn đề là đôi khi bị cản trở bởi nhũng vấn đề cá nhân". Gặp ông giáo dễ tính thì có vẻ sướng nhưng điều này lại làm hại thằng luời như mình. Suốt năm suốt tháng toàn bịa ra lý do để chơi bời với làm những việc vớ va vớ vẩn. Chẳng có thằng khùng nào 2 năm làm Ph.D mà về nhà chơi 3 lần cả.

Cuối tuần lên in ít tài liệu thì máy in ở labo bị khùng không chạy được từ máy tính mình. Trong khi từ máy của mấy phòng bên cạnh thì vẫn chạy tốt. Gọi điện và viết mail cho bọn IT của trường thì bọn nó bảo sẽ sửa nhanh nhất có thể. Thật là tốn thời gian, đành in bằng máy in của riêng, máy in màu nên tiền mực đắt hơn tiền máy.

Thôi, tạm viết đây ít dòng tự động viên bản thân. Một tuần mới làm việc chăm lên đi không thì chết chìm mất.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

BIBLIOGRAPHIE

Bibliographie

Ouvrages, études et thèses

  1. ABOU (S.), L’identité culturelle, Hachette, 1995.
  2. A.L DROZ (G.), « La protection internationale des biens culturels et des objets d’art, vue sous l’angle d’une convention de droit international privé ». La vente internationale d’œuvres d’art, Institute of International Business Law and Practice, International Chamber of Commerce, Faculté de Droit de Genève, colloque de Genève 11-13 avril 1985, Genève 1987, p. 535 et s.
  3. ASSOCIATION HENRI CAPITANT, La protection des biens culturels (journées polonaises), Tome XL, 1989, Economica Paris, 1991.
  4. ANNE-MARIE (A.), Politique culturelle et mondialisation.
  5. ARJUN (A.), Après le colonialisme, lé conséquences culturelles de la globalisation.
  6. ALAIN (D.), KAREN (B.), Une autre mondialisation en mouvement.
  7. BABELON (J.P.), CHASTEL (A.), La notion de patrimoine, Paris, Lianna, 2004.
  8. BADY (J.P.), Les monuments historiques en France, PUF, 1988, 2° éd.
  9. BELL (J.), « Comparing Public law » in HARDING (A.) örücü (E.) ed., Comparative Law in the 21 st Century, Kluwer Law International, 2002.
  10. BOUCETTA (A.), Le statut du patrimoine culturel en droit international, contribution à l’étude de la notion de patrimoine culturel de l’Humanité, Thèse pour le doctorat en droit nouveau régime, Aix- Marseille III, 1989.
  11. BRICHET (R.), Le régime des monuments historiques en France, Librairies Techniques, 1952.
  12. BRUNSVICK (Y.), BADY (J-P.), CLERGERIE (B.), Lexique de la vie culturelle, Dalloz, 1987.
  13. CHOAY (F.), L’allégorie du patrimoine, Paris, Seuil, 1999
  14. CHARLES- ALBERT (M.), Mondialisation, la grande rupture, éditions la Découverte, Paris, 2007.
  15. COLOMBET (C.), Propriété littéraire et artistique, Précis Dalloz, 5e éd., Paris, 1990.
  16. COMMISSION DES COMMUNAUTES EUROPENNE, Communication de la Commission au Conseil relative à la protection des trésors nationaux ayant une valeur artistique, historique ou archéologique dans la perspective de la suppression des frontières intérieures en 1992, réf Com (89) 594 final, 22 novembre 1992.
  17. COMMISSION DES COMMUNAUTES EUROPEENNE, Rapport sur la libre circulation des œuvres d’art dans la Communauté, réf III B 1610. 87.
  18. CONSEIL DE l’EUROPE, La protection juridique internationale des biens culturels, Actes du XIII colloque de droit européen, Delphes 20-22 septembre 1983, Strasbourg, 1984.
  19. DUQUESNE (J.), Le régime des échanges culturels dans l’Europe des neuf, Etude effectuée pour la Commission des Communautés européennes, 1975, références XII/685/75-F.
  20. DUQUESNE (J.), Le régime des échanges culturels dans l’Europe des douze, Etude faite à la demande de la Commission des Communautés européennes, Etude et propositions, novembre 1988, référence X/Culture/15/1988.
  21. DURUPTY (M.), L’Etat et les Beaux-Arts, Thèse pour le doctorat en droit, Université de Bordeaux, Faculté de droit et de sciences économique, 1964.
  22. EDELMAN (B.), La propriété littéraire et artistique, « Que sais-je » (4è éd.), PUF, Paris, 2008.
  23. Gautier (P.-Y.), Propriété littéraire et artistique, PUF, coll. Droit fondamental, Paris, 5ème édition, 2004.
  24. GLADYS (O.G.), Mondialisation/globalisation.
  25. GROUPE DE RECHERCHE SUR LES MUSEES ET LE PATRIMOINE, Patrimoine et mondialisation, l’Harmattan, 2008
  26. JACQUES (T.), Intégrations régionales et mondialisation, Complémentarité ou contradiction, La Documentation française, Paris, 2003.

  1. KOCH (K.), L’application du traité CEE au secteur culturel, Etude Secteur Culturel, Publications des Communautés Européennes, 1975, réf XII/ culturel/ 451/ 75/F.
  2. LA VENTE INTERNATIONALE D’ŒUVRES D’ART, tome II, Colloque international de Genève, Institut of International Business Law and Pratice, International Chamber of Commerce, Faculté de Droit de Genève, Département de Droit International Privé, ICC Publishing S.A., Paris, New York, Kluwer and taxation publishers, Deveuler, Boston, 1990.
  3. MESNARD (A-H.), L’action culturelle des pouvoirs publics, Préface de A. de LAUBAGERE, LGDK, Paris, 1969.
  4. PELLOUX (R.), La notion de domanialité publique depuis la fin de l’ancien droit, Dalloz, Paris, 1932.
  5. POISSON (G.), Les musées de France, « Que sais-je » N°…, PUF, Paris, 1976.
  6. PONTIER (JM.), RICCI (JC), BOURDON (J), Droit de la culture, Précis Dalloz, Paris, 1997.
  7. POULOT (D.), Patrimoine et Modernité, Paris, l’Harmattan, 1998.
  8. STAVRAKI (E.), La convention pour la protection des biens culturels en cas de conflit armé : une convention du droit international humanitaire, Thèse, Paris I, 1988.

Ouvrages généraux.

  1. BUSSON (A.), EVRARD (Y), Portraits économiques de la culture, Notes et Etudes Documentaires, La Documentation française, Paris, n° 4846, 1987-21.
  2. CARROUE (L.), Géographie de la mondialisation, A. Colin, Paris, 2006.
  3. GHORRA (G.C.), Dictionnaire des mondialisations, A. Colin, Paris, 2006.
  4. DAMISCH (J.), Ruptures cultures, Les éditions de Minuits, Paris, 1976.
  5. EMMANYEL (P.), Pour une politique de la culture, Seuil, 1971.
  6. ORY (P.), L’aventure culturelle française, 1845 -1989, Flammarion, Paris, 1989.
  7. GRATALPOUP (C.), Géohistoire de la mondialisation, A. Colin, Paris, 2007.
  8. JEAN- MICHEL (D.), Politique culturelle : la fin d’un mythe, Gallimard.
  9. MICHEL (H.), Le Vietnam en mutation, Documentation française, 1999.
  10. PHILIPPE (D.), Le Viêt Nam face à l'avenir, L'Harmattan, 2000