Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Nhà nước pháp quyền (dịch và hiệu đính sách của J. Chevallier

Như đã hẹn, thay vì viết blog nhăng cuội và vào mấy diễn đàn cãi nhau vô bổ. Từ nay, ngoài tập trung cho việc hoàn thành luận văn, lúc rãnh rỗi sẽ cố gắng góp ích cho đời bằng việc dịch một vài thứ nghĩ là có ích cho mọi người, đặc biệt là những người không rành ngoại ngữ hoặc không đủ kiên nhẫn để đọc một cuốn sách dài dằng dặc về một vấn đề chắc mấy liên quan đến bản thân.
Thực sự mà nói thì đọc một cuốn sách mang tính học thuyết hàn lâm cao như cuốn được dịch sau đây trực tiếp bằng tiếng nước ngoài rất là mệt mỏi dù với một người trình độ Pháp văn tốt đến đâu. Một lý do rất đơn giản là có nhiều và rất nhiều từ vựng vốn không tồn tại trong tiếng Việt hoặc đã tồn tại nhưng còn rất mới mẻ với đại đa số công chúng. Ngoài ra, lý thuyết về nhà nước pháp quyền thực sự là mới mẻ với đa số người Việt Nam, ngay cả với những người làm nghề luật.

Bản dịch này chỉ là bản dịch thô theo dạng phổ biến kiến thức chứ không phải để in thành sách, thêm nữa là được dịch bởi một người mới tiếp xúc với Pháp văn nên có rất nhiều hạn chế. Mong nhận được sự góp ý của các bạn.
Bản dịch này dành tặng bạn 玉英

Giới thiệu về tác giả.
Sinh năm 1943, Jacques Chevallier (Giắc Sơ va li ê -phiên âm kiểu báo Nhân dân) hiện là giáo sư tại Đại học Paris 2 Paanthéon Assas. Sau khi thành lập và điều hành trung tâm nghiên cứu về chính trị và hành chính mang Picardie tại Amiens, từ năm 1999 đến nay ông quản lý Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hành chính của ĐH Paris 2.
Là thành viên của hội đồng biên tập và khoa học của nhiều tạp chí khoa học, ông cũng đồng thời là tác giả của nhiều ấn phẩm trong lĩnh vực luật công, khoa học hành chính và chính trị, lý thuyết về nhà nước pháp quyền.
Các ấn phẩm mới nhất của ông vừa xuất bản là "khoa học hành chính" (in lần thứ 4, năm 2007), "Dịch vụ công" (in lần thứ 6, năm 2005), "Nhà nước hậu hiện đại" (in lần 2 năm 2004", "Nhà nước pháp quyền" (in lần 4, năm 2003)

Lý luận về nhà nước pháp quyền

Lý thuyết nhà nước pháp quyền được hình thành trong lĩnh luật pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu hệ thống hóa và đòi hỏi của việc xây dựng hệ thống luật công. Là sản phẩm mang tính học thuyết, lý thuyết này mang tính lý thuyết ở tối thiểu 2 nghĩa : Một mặt, trong phạm vi của học thuyết này xuất phát từ những diễn giải được phép của nó, những tác nhân tích cực của hệ thống hóa, lãnh trách nhiệm cấu trúc lại một thực tiễn pháp lý dưới dạng một tổng thể hài hòa, lý tính và hợp lý. Mặt khác, trong chừng mực lý luận này được trình bày như một kết cấu lý thuyết, một « buồng máy khái niệm » cung cấp một sơ đồ kiến giải tổng thể của hệ thống luật công. Nhưng lý thuyết này tuyệt nhiên không phải là một khối đồng nhất.

Xét về nguồn gốc, thực tế có nhiều khái niệm nhà nước pháp quyền khác nhau. Nhà nước pháp quyền sẽ được đặt ra khi thì với tư cách một nhà nước hành động dựa trên pháp luật, dưới dạng pháp luật, khi thì với tư cách nhà nước phục tùng luật pháp, thậm chí với tư cách nhà nước trong đó luật pháp chứa đựng một số thuộc tính nội tại. 3 phiên bản này (hình thưc,s vật chất và nội dung) mô tả nhiều dáng vẻ có thể tồn tại, nhiều kiểu hình dạng nhà nước pháp quyền mà không tránh khỏi những kiến giải mang tính chính trị. Các trò chơi chính trị này được thể hiện trong suốt thể kỉ 19 trong học thuyết Rechtsstaat của người Đức, theo đó trong bối cảnh tự do, quan niệm nó như một nguyên tắc giới hạn quyền lực nhà nước và với những gì của một viễn cảnh chuyên quyền độc đoán, từ đó tạo ra một công cụ nhằm hợp lý hóa việc thực thi sự chuyên quyền đó, là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Khoa học pháp lý Pháp tiếp nhận lý luận về nhà nước pháp quyền vào đầu thế kỉ 20, nhưng truyền thống chính trị của người pháp vốn thừa hưởng những thành quả của cách mạng 1789 đã đối lập với cách nhìn của người Đức.

Tuy vậy, cũng không nên đè cao quá đáng những biến thể này : Một mặt, chính là dựa trên lý thuyết Rechtsstaat mà lý luận của người Pháp xem xét lại tính tuyệt đối của nghị viện, mặt khác quan điểm mang tính hình thức bổ trợ cho các biến thể khác chứ không hoàn toàn loại trừ và phủ định toàn bộ, bằng cách hướng tới việc quan niệm nhà nước pháp quyền đơn giản là một chế độ (régime) trong đó nguyên tắc trật tự thứ bậc của các quy phạm là nền tảng.

Tuy vậy, cũng không nên đè cao quá đáng những biến thể này : Một mặt, chính là dựa trên lý thuyết Rechtsstaat mà lý luận của người Pháp xem xét lại tính tuyệt đối của nghị viện, mặt khác quan điểm mang tính hình thức bổ trợ cho các biến thể khác chứ không hoàn toàn loại trừ và phủ định toàn bộ, bằng cách hướng tới việc quan niệm nhà nước pháp quyền đơn giản là một chế độ (régime) trong đó nguyên tắc trật tự thứ bậc của các quy phạm là nền tảng.

Thứ chủ nghĩa hình thức này vốn cho phép tạo laoah sự đôc lập của khoa học pháp lý và đỉnh cao của nó là Kelsen, hướng tới không chỉ loại bỏ tất cả những thắc mắc về nội dung của luật pháp mà còn hướng tới che bớt cái nền tảng trên đó lý luận nhà nước pháp quyền được thiết lập và tạo ra sự ảnh hưởng thực sự của nó : sắp xếp bằng một trật tự pháp lý có hệ thống chỉ có tác dụng trong pham vi khi nó dựa trên tổng thế những giá trị mà thiếu nó tất cả sự sắp xếp chỉ là tính hình thức vô giá trị, và trái lại vô cùng cần thiết ghi lại một cách xác thực sự cần thiết của việc hạn chế quyền lực nhà nước và làm sáng lên quan niệm về thứ luật nổi trội bằng một hệ thống bảo đảm chính đáng.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Mặt trái của việc mở rộng Hà Nội

Bài này viết cùng Hậu Béo và Minh sexy đợt rộ lên đề án mở rộng Hà Nội, gửi cho mấy báo nhưng không nơi nào đăng cả nên gửi đăng BBC Việt ngữ.
Nhân cuộc tranh luận về việc mở rộng thủ đô, BBC xin giới thiệu bài viết của Nguyễn Quân, Viện nghiên cứu pháp lý về xây dựng và quy hoạch Toulouse, Pháp; Phùng Trung Hậu, Kiến trúc sư, Barcelona, Tây Ban Nha; Nguyễn Lê Minh, Kts, Mexico Citi, Mexico.

XU THẾ MỞ RỘNG THỦ ĐÔ

Đề án mà Chính phủ đệ trình trước Quốc hội dường như đã vô tình hay cố ý nhầm lẫn giữa quy hoạch Thủ đô theo hướng mở rộng không gian ảnh hưởng bằng hình thức "quy hoạch vùng Thủ đô" với việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.

Ngay cả những ví dụ mà những người lập đề án đưa ra cũng không chính xác về mặt khoa học, ví dụ:

- Thủ đô của Brazil không phải được mở rộng thêm Brazilia bên cạnh Sao Paulo (không phải San Paulo). Sao Paolo chưa bao giờ là Thủ đô của lên bang Brazil, vào năm 1960 chính quyền nước này đã quyết định chọn Brazilia làm Thủ đô mới thay thế cho Rio de Janeiro ( Rio de Janeiro là thủ đo của Braxin từ thời thuộc địa Bồ Đào Nha 1808 đến năm 1960, còn Sao Paulo là trung tâm kinh tế lớn nhất liên bang có vai trò tương tự như TP. Hồ Chí Minh).

Tại Pháp để giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm 5 đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart et Saint-Quentin-en-Yvelines.

- Trường hợp của Kuala Lumpur, chính quyền nước này xây dựng 2 thành phố mới Pytrajaya và Cyberjaya ở ngoại ô Thủ đô theo mô hình thành phố vệ tinh nhằm giảm tải cho Kuala Lumpur vốn gặp nhiều khó khăn do việc tập trung quá đông dân cư trong một địa giới chật hẹp.

Trong đó Pytrajaya được xem như Thủ đô hành chính mới của Malaysia nằm cách Thủ đô cũ 20km về phía nam. Còn Cyberjaya là trung tâm công nghệ cao, được ví như "thung lũng Silicon của châu Á"

Những nhầm lẫn có thể nói là sơ đẳng này mà bất cứ ai chú ý cũng có thể nhận ra. Điều này có vẻ trái ngược với tuyên bố trước báo chí của những người phụ trách đề án: "đề án đã được xây dựng hết sức cẩn trọng, kỹ lưỡng". Sự nhầm lẫn không biết là vô tình hay hữu ý của những người lập đề án qua những ví dụ được trích dẫn dường như với mục đích thuyết phục rằng xu thế đô thị hoá ở các quốc gia hiện nay là mở rộng và làm phình to các đô thị hiện có bằng cách sát nhập địa giới. (mà cụ thể trong trường hợp này là phình to Hà nội, ôm trọng Hà tây cùng một số huyện thuộc Hoà Bình Vĩnh Phúc...)

Nhưng xây dựng quy hoạch vùng thì lại hoàn toàn khác.Với áp lực về sự bùng nổ dân số và các vấn đề xã hội, kinh tế trong các đô thị - thủ đô.Các quốc gia thường xây dựng các thành phố mới nhằm giảm tải cho Thủ đô đông đúc và quy hoạch kém, và phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giao thông công cộng, rác thải, ô nhiễm môi trường… ví dụ ngay từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, thay vì sáp nhập một cách máy móc các địa phương lân cận vào địa giới hành chính thủ đô London, chính phủ Anh đã cho xây dựng các new towns (thuật ngữ New Town xuất hiện ở Anh để để chỉ mô thức phát triển đô thị vệ tinh ở Anh từ sau Thế chiến thứ hai) gồm Crawley và Milton Keynes ở ngoại vi London. Tại Pháp để giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm 5 đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart et Saint-Quentin-en-Yvelines, trong đó Marne -la-Vallé trở thành trung tâm mới của Thủ đô Paris và vùng lân cận về kinh tế, thương mại và khoa học kỹ nghệ.

Trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội thể hiện sự thiếu rõ ràng và nhất quán. Một mặt muốn xây dựng quy hoạch vùng thủ đô, tức là áp dụng mô hình phổ biến hiện nay trong mở rộng không gian đô thị (mô hình đô thị vệ tinh chức năng) ở phần đầu (2. Quá trình lập quy hoạch vùng thủ đô) và phần cuối bản báo cáo (định hướng phát triển không gian đô thị thủ đô) với những lý lẽ ủng hộ cho việc mở rộng địa giới hành chính của thủ đô lên gấp 3 lần (!?). Nghĩa là mập mờ hay cố tình không phân biệt sự khác nhau giữa xây dựng quy hoạch vùng Thủ đô và mở rộng địa giới hành chính thủ đô?

Các thành phố thêm một phình to ra trong khi chất lượng cuộc sống không được cải thiện và khoảng cách giàu nghèo ngày một đào sâu thêm. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.

Cần phải nhắc lại rằng, hình thức quy hoạch phát triển đô thị theo mô thức "đô thị trung tâm và các đô thi vệ tinh chức năng" hoàn toàn khác biệt với cách thức "sát nhập toàn bộ một khu vực địa lý rộng lớn duới sự quản lí tập trung cả một cơ quan hành chính thống nhất".

Dưới góc độ pháp lý thì các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh vẫn là các đơn vị hành chính độc lập, có thẩm quyển riêng biệt, tức là có bộ máy hành chính và tư pháp độc lập, không phụ thuộc nhau. Tuy nhiên, các đô thị vệ tinh được xây dựng theo mô hình đô thị chức năng nhằm giảm gánh nặng cho đô thị trung tâm, và được liên kết, hỗ trợ lẫn nhau bằng một khuôn khổ pháp lý thuận lợi.

Khi các đô thị quyết định gộp lại nhằm cùng thực thi một số nhiệm vụ nào đó, như thu dọn và xử lý rác, cấp thoát nước, giao thông công cộng, hay cùng xây dựng một chiến lược, dự án phát triển, quy hoạch và chỉnh trang đô thị, các đơn vị này có thể lập ra các "cơ quan công quyền về hợp tác liên đô thị " mà thành viên được cử từ đại diện của các đô thị thành viên. Mô hình này đã đựoc nhiều nước áp dụng thành công như Pháp, Bỉ, Canada...

Có một nghịch lý tại các nước châu Phi - trình độ phát triển tương đương Việt Nam hiện nay.

Các thành phố được mở rộng cùng lúc với việc “nông thôn hóa” chính nó là do chất lượng cuộc sống giảm. Một bộ phận lớn dân cư đô thị có chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thôn và đặc biệt là họ vẫn làm các công việc liên quan đến nông nghiệp. (Đây là viễn cảnh có thể nhìn thấy được nếu Hà nội nay mai được mở rộng theo đề án đang đệ trình).

Những đô thị khổng lồ đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Mỹ Latinh, châu Á. Do các quốc gia đã để quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát mà không có chiến lược quy hoạch phù hợp (bằng cách sử dụng những kinh nghiệm của các quốc gia Tây Âu trong việc hoạch định chính sách sử dụng đất đai, quy hoạch và chỉnh trang đô thị, quản lý và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đô thị hoá), dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị. Những vấn đề mà các quốc gia này đang phải đối mặt là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị, gây áp lực về việc làm dẫn đến khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo cao, nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông yếu kém.

Các Megacity (siêu đô thị) chủ yếu hình thành tại các nước nghèo. Nguyên nhân là những nước này không có phương tiện tài chính cũng như kinh nghiệm để xây dựng hệ thống hạ tầng vươn ra các vùng xung quanh, trong khi tốc độ nhập cư của dân nông thôn quá nhanh, cộng với năng lực quy hoạch kém, tham nhũng, v.v... Vì thế, cơ sở hạ tầng đã kém lại càng quá tải, trong khi dân cư lại vẫn tiếp tục đổ về các thành phố lớn.

Nếu trước tiên Hà Nội làm tốt nhiệm vụ của mình, là tổ chức sao cho ra một thủ đô văn minh, ngăn nắp sạch sẽ, thì hẳn sẽ dễ hơn, khi đó, các thành phố và tỉnh lân cận sẽ đảm nhận các vai trò về kinh tế, giúp giảm gánh nặng cho thủ đô.

Các thành phố thêm một phình to ra trong khi chất lượng cuộc sống không được cải thiện và khoảng cách giàu nghèo ngày một đào sâu thêm. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.

TÁC ĐỘNG THEO ĐỀ ÁN CHÍNH PHỦ

Mở rộng địa giới hành chính có ích gì, khi những độc lực giúp cho một đô thị phát triển chính là nội lực và cơ chế, cùng với khả năng quản lý của bộ máy hành chính ở đô thị đó? Nếu như mở rộng địa giới hành chính, chúng ta có thể hình dung như một người đã bày bừa căn phòng của mình rồi muốn có thêm căn phòng rộng ra, hi vọng thoáng đãng hơn, nhưng thực ra, nếu anh ta không dọn ngăn nắp lại căn phòng của mình, thì căn phòng mới có rộng ra rồi anh ta cũng lại bày bừa ra mà thôi.

Mở rộng địa giới hành chính Hà nội, những giá trị văn hoá của các vùng giàu truyền thống như Hà Tây, Sơn Tây có nguy cơ bị mai một. Không ai bỏ tiền cho từng người dân để giữ văn hoá của họ, khi mà đất của họ đã trở thành đất Hà Nội, họ có quyền được như chính " người Hà Nội" - đô thị hoá một cách cưỡng bức .Tất yếu là chúng ta sẽ có một đô thị " nhà quê" tại các vùng quê truyền thống. Không màu xanh, không ra nông thôn, mà cũng chả văn minh như thành phố. Tỷ lệ nông dân không có việc làm chắc chắn sẽ tăng do bán đất ruộng. Các vấn đề xã hội sẽ nảy sinh. .. Đó là những thực tế mà những ai có đầu óc suy lụân, đối chiếu với trình độ quản lý và bối cảnh hiện nay của Việt Nam thì sẽ hình dung ra ngay được.

Nếu trước tiên Hà Nội làm tốt nhiệm vụ của mình, là tổ chức sao cho ra một thủ đô văn minh, ngăn nắp sạch sẽ, thì hẳn sẽ dễ hơn, khi đó, các thành phố và tỉnh lân cận sẽ đảm nhận các vai trò về kinh tế, giúp giảm gánh nặng cho thủ đô.

Con người, bản chất rốt ráo họ cũng như con vật về bản năng sinh tồn, bản năng " kiếm ăn ". Nơi nào có chỗ cho sự phát triển, thì nơi đó nguời ta sẽ đến, mà chả cần phải khoác áo thủ đô hay bất kỳ cái gì. Vậy tại sao chúng ta không thu hút đầu tư cho các tỉnh này để phát triển kinh tế vốn đã là tiềm năng của họ? Hơn nữa, do không thay đổi về địa giới hành chính, chúng ta sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng về bất động sản mà suy cho cùng những cuộc khủng hoảng này chỉ có lợi cho giới đầu cơ đất.

Nếu như coi việc mở rộng thủ đô là khoác tên mới cho các miền đất cũ để phát triển kinh tế, thì hoá ra chúng ta thừa nhận sự phát triển chỉ mang tính hình thức và bề nổi. Cũng có nghĩa là thừa nhận căn bệnh ưa hình thức sáo rỗng , và chấp nhận ủng hộ nó như một chân lý đúng đắn.?

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Về diện mạo đô thị, thì các tỉnh luôn lấy Hà Nội làm tấm gương, những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của Hà Nội đã và đang để lại dấu ấn trên các miền quê. Vì vậy, việc đô thị hoá theo hướng chọn lọc và văn minh cho thủ đô là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, không những tạo ra bộ mặt đô thị chỉn chu cho chính thủ đô (vai trò của một quốc gia trong quan hệ quốc tế) mà còn tạo ảnh hưởng lên các vùng lân cận (vai trò đô thị trung tâm của quốc gia).

Hiện nay Hà Tây chưa sát nhập vào Hà Nội mà giá đất trên địa bàn đã lên rất cao, do giới đầu cơ nhà đất đẩy lên. Đó là một sự bất hợp lý, và sự bất hợp lí này sẽ được nhân lên khi việc sát nhập chính thức được thông qua. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. Nạn nhân của một tương lai bất ổn ấy chắc chắn không phải những người đầu cơ, càng không phải là cán bộ trong bộ máy chính quyền sẽ hình thành, trách nhiệm đương nhiên cũng sẽ không nằm lên vai những người xây dựng nên đề án này, mà những người thiệt thòi chính là những người dân nghèo.

Hà nội là thủ đô của cả nước, thẳng thắn mà nói bộ mặt của thủ đô vẫn còn chưa sáng sủa lắm, chưa nói gì đến sánh cùng các nước trong khu vực. Sau khi sát nhập thì bộ mặt của "thủ đô pha nông thôn" sẽ như thế nào đây??

Mục đích của đô thị hoá hay bất cứ tiến trình cải biến xã hội nào cũng là nâng cao đời sống nhân dân và giảm sự chênh lệnh về mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Vậy thì mục đích này sẽ không đạt được với một đề án chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng trên phương diện các tác động xã hội và văn hoá.

Ngoài ra, việc yếu kém về mặt quản lý đất đai chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng. Nạn nhân cũng lại chính là những người dân nghèo, còn những ai được hưởng lợi thì đã rõ.
Nếu như nghiên cứu mở rộng địa giới Hà Nội là một quá trình nghiêm túc và kĩ luỡng thì phải thấy rõ kết quả chưa nên mở rộng Hà Nội quá rộng trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện quản lý hành chính và công tác quy hoạch ngay chính tại Hà Nội mà người lạc quan nhất cũng thấy là quá yếu kém. (Xây dựng trái phép, nhà cao tầng vượt chiều cao ngay chính ở khu không được phép, ô nhiễm khói bụi, tắc đường, quy hoạch treo...)

Hãy là Thủ đô thật gọn gàng, văn minh, để Hà Nội là hình mẫu cho cả nước về xây dựng và quy hoạch đô thị. Để cả nước hướng về Hà Nội với niềm tin yêu và hi vọng.

Nếu nhập Hà Tây và các khu vực lân cận vào địa giới Hà Nội, mà mật độ xây dựng ở nội thành vẫn giữ nguyên thì không thể có hệ thống giao thông thuận lợi. Không thể diễn giải rằng mở rộng địa giới hành chính Hà Nội thì mới có giao thông thuận tiện. Giao Thông của Hà Nội thực chất vẫn là thế. Chỉ có thể giảm mật độ tham gia giao thông bằng cách san sẻ gánh nặng về dân số thông qua hình thức thu hút lao động vào các thành phố vệ tinh. Hà nội sẽ thiên về chính trị văn hoá hơn là kinh tế. Tại sao nhiều quốc gia nhiều quốc gia với thủ đô diện tích nhỏ hẹp và hệ thống giao thông nội đô vẫn là của hàng trăm năm trước đây (không cơi nới để bảo tồn các di sản kiến trúc) nhưng nạn tắc đường rất hiếm khi xảy ra? Bởi vì chính quyền các nước này có chính sách lâu dài và hợp lý nhằm khuyến khích giảm tải dân cư trong nội thị bằng cách xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện kết nối Thủ đô cũ với các thành phố vệ tinh đơn chức năng (thương mại, du lịch, công nghiệp, khoa học...). Thậm chí một số quốc gia như Pháp, trụ sở các tập đoàn lớn không nằm ở Thủ đô mà ở các thành phố vệ tinh, hơn thế nữa là tại các tỉnh lân cận.

Qua bản đề án sơ lược của Bộ xây dựng trình Quốc hội, cùng với những bức xúc của đông đảo tầng lớp trí thức và nhân dân về vấn đề mở rộng thủ đô, dường như những người có thẩm quyền đang vô tình hay cố ý lờ đi việc quy hoạch vùng thủ đô khác với mở rộng địa giới hành chính, kèm theo đó cố gắng tô vẽ những ước mơ khó có thật trong thời điểm hiện nay, và hơn nữa phớt lờ những nghiên cứu nghiêm túc cũng như đóng góp của đông đảo các nhà chuyên môn và những người quan tâm đến tương lai của thủ đô Hà Nội.

Mong rằng những người làm quy hoạch có thẩm quyền học tập và kế thừa những bài học của các quốc gia đã trải qua giai đoạn phát triển như Việt Nam, đặc biệt là các quốc gia châu Âu với trình độ quản lý khoa học, chuyên nghiệp và bài bản, cũng như rút ra những bài học đắt đỏ mà các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philipin đã và đang phải trả giá do để hình thành các siêu đô thị Megacity. Không cần và không nên mở rộng Hà Nội một cách lấy được.

Hà nội là thủ đô của cả nước, thẳng thắn mà nói bộ mặt của thủ đô vẫn còn chưa sáng sủa lắm, chưa nói gì đến sánh cùng các nước trong khu vực. Sau khi sát nhập thì bộ mặt của "thủ đô pha nông thôn" sẽ như thế nào đây??

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2008

Love Paradise

Tản văn
"You're always on my mind
All day just all the time
You're everything to me
Brightest star to let me see
You touch me in my dreams
We kiss in every scene
I pray to be with you through rain and shiny days

I'll love you till I die
Deep as sea
Wide as sky
The beauty of our love paints rainbows
Everywhere we go
Need you all my life
You're my hope
You're my pride
In your arms I find my heaven
In your eyes my sea and sky
May life our love paradise

You're always on my mind
All day just all the time
You're everything to me
Brightest star to let me see
You touch me in my dreams
We kiss in every scene
I pray to be with you through rain and shiny days

I'll love you till I die
Deep as sea
Wide as sky
The beauty of our love paints rainbows
Everywhere we go
Need you all my life
You're my hope
You're my pride
In your arms I find my heaven
In your eyes my sea and sky
May life our love paradise

I'll love you till I die
Deep as sea
Wide as sky
The beauty of our love paints rainbows
Everywhere we go
Need you all my life
You're my hope
You're my pride
In your arms I find my heaven
In your eyes my sea and sky
May life our love paradise
"



Ngày xưa có một người con gái mong manh ước đi tìm viên dạ minh châu giữa cuộc đời đầy rẫy những hối ha bon chen. Viên dạ minh châu tưởng tượng của thuở ấy thực ra không có thật ở trên đời, chẳng qua là dưới con mắt dịu dàng đáng yêu của người nghệ sĩ với một trái tim tuổi trẻ đã lãng mạn hóa nó lên thôi.






Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Siêu đô thị và nguy cơ bị "bỏ rơi" của người nghèo


Bài viết cho Vietnamnet
Theo thống kê, vào năm 1900, toàn thế giới chỉ có 10% dân số sống ở đô thị. Đến năm 1950 con số này là gần 30%. Vào 2007, theo thống kê của Liên hợp quốc, số người sống ở đô thị đã vượt ở nông thôn. Xu thế này sẽ còn gia trong những năm tới, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á

Năm 2030, hai khu vực sẽ tập trung đa số các đô thị lớn của thế giới. Lúc đó, số người sống ở thành thị sẽ lên tới 5 tỉ người, chiếm 60% dân số toàn cầu. (Đến cuối năm 2007 có chừng 3,3 tỉ người sống ở đô thị).

Hiện nay, những khu vực phát triển nhất là những nơi có tỉ lệ đô thị hoá cao nhất: Châu Âu, Bắc Mỹ chiếm vị trí hàng đầu với ¾ dân số sống ở thành thị. Với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, quy mô của các đô thị cũng gia tăng một cách ấn tượng.

Vào năm 1975 chỉ có 3 thành phố với dân số hơn 10 triệu người là Tokyo, New York và Mexico. Tới năm 2005 con số này là 20, ba thành phố đứng đầu vẫn giữ nguyên: Tokyo và vùng phụ cân với 35,2 triệu dân, Mexico với 19,4 triệu và New york 18,7 triệu. Phần lớn các thành phố có dân số hơn 10 triệu người nằm ở các nước đang phát triển: Trung Quốc có hai trục đô thị lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh, Ấn Độ với ba thành phố Bombay, New Delhi và Calcutta.

Mở rộng địa giới các đô thị và gia tăng dân số chủ yếu diễn ra tại đô thị thuộc các nước đang phát triển. Nói cách khác, hiện tượng đô thị hoá hiện nay chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển nằm ở Nam bán cầu, với làn sóng người từ các vùng nông thôn đổ về thành phố, dẫn tới việc hình thành các trung tâm đô thị khổng lồ mà người ta vẫn gọi mà các megacity, trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ dân cư sống ở đô thị dường như đã tới mức tới hạn.

Hơn thế, dân thành thị ở các nước giàu lại có xu hướng sống ở ngoại vi, hoặc ít ra thì mua nhà nghỉ ở nông thôn. Hiện tượng này giải thích bởi ham muốn được sống tiếp xúc với thiên nhiên, một ảo ảnh hiện diện từ châu Âu tới Nhật Bản, Hoa Kỳ, cho dù văn hoá, lối sống mỗi nơi có những điểm khác biệt.

Hiện tượng "siêu đô thị" và "nông thôn hoá đô thị"

Các megacity chủ yếu hình thành tại các nước nghèo. Nguyên nhân là những nước này không có phương tiện tài chính cũng như kinh nghiệm để xây dựng hệ thống hạ tầng vươn ra các vùng xung quanh, trong khi tốc độ nhập cư của dân nông thôn quá nhanh, cộng với năng lực quy hoạch kém, tham nhũng, v.v... Vì thế, cơ sở hạ tầng đã kém lại càng quá tải, trong khi dân cư lại vẫn tiếp tục đổ về các thành phố lớn.

Các thành phố thêm một phình to ra trong khi chất lượng cuộc sống không được cải thiện và khoảng cách giàu nghèo ngày một đào sâu thêm. Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.

Tuy nhiên dân cư sống tại đô thị ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề cấp bách như đói nghèo, thiếu nước sạch hay sự phát triển không kiểm soát được các khu ổ chuột. Chính quyền cố gắng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng lại không chuẩn bị tốt cũng như thiếu kinh nghiệm và phương tiện cần thiết để đối phó trước những tác động của việc gia tăng với tốc độ như thế. Rất nhiều dân cư mới gia nhập lớp dân đô thị nghèo đói và sẽ góp phần gia tăng số lượng hàng tỉ người sống trong các khu nhà ổ chuột.


Kinh nghiệm cho thấy rằng bất chấp hoàn cảnh khó khăn mà họ đối mặt như thế nào chăng nữa tại thành phố đô thị thì những người cư dân mới này cũng sẽ không ra đi. Ví dụ cho thực tế trên là nghịch lý trong quá trình đô thị hoá tại các nước Châu Phi: Các thành phố được mở rộng nhanh chóng cùng lúc với hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là "nông thôn hoá" chính nó. Chất lượng cuộc sống giảm ngay chính tại các đô thị này, một bộ phân lớn dân cư đô thị phải chịu hưởng chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thông và đặc biệt họ làm các công việc liên quan đến nông nghiệp.

Ngoài ra, đó là sự ngăn cách bất bình đẳng giữa khu vực nông thôn và đô thị, những khó khăn và bất cập trong việc tiếp cận nước sạch và điện của cư dân đô thị, cũng như sức ép chính trị của lớp thị dân mới này. Những thành phố quá cỡ cũng xuất hiện ở châu Mỹ Latinh, châu Á là một thực tế đã và đang diễn ra, do các quốc gia đã để quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát mà không có chiến lựơc quy hoạch phù hợp, dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị.

Những vấn đề mà các quốc gia này phải đối mặt là là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị (megacity), áp lực về việc làm (thất nghiệp) và nghèo đói, vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông, tội phạm, bạo lực và khủng bố, vấn đề quản lý đô thị…

Những thách thức do hiện tượng đô thị hoá ồ ạt

Việc đô thị hoá ồ ạt và hình thành các siêu đô thị dẫn tới sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có của các đô thị, khiến các đơn vị hành chính phải nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu của những cư dân đô thị mới xuất hiện sau dòng người di cư từ nông thôn cũng như từ sự gia tăng dân số tự nhiên tại các đô thị. Điều này đòi hỏi những khoản đầu tư vô cùng lớn tạo nên gánh nặng cho các quốc gia đang phát triển vốn yếu kém về nguồn lực tài chính cũng như nhân lực cho lĩnh vực này.

Trong quá khứ, chính quyền thường đối phó bằng cách cố gắng hạn chế việc di cư từ nông thôn vào thành thị bằng các biện pháp hành chính. Chính quyền đô thị bỏ rơi người nghèo hoặc đơn giản là chối bỏ sự có mặt của họ.

Người nghèo có thể bị bỏ rơi...


Hàng triệu dân cư đô thị hiện nay đang phải sống trong tình trạng không nước sạch, điện, không có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế (Những tiêu chuẩn cực kỳ tối thiểu của cuộc sống đô thị). Hiện tượng trên gây ra những hậu quả tai hại đối với cuộc sống dân cư và tình trạng xung đột xã hội tại các đô thị xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại trong lòng các đô thi liên quan đến nhà ở, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội hay bất bình đẳng xã hội.

Ngay tại những nước phát triển như Pháp cách đây vài năm cũng đã xảy ra nhưng cuộc bạo loạn tại các đô thị mà nguyên nhân là sự bất bình đẳng giữa tầng lớp dân cư cũ và mới trong đô thị.

Người ta thường quy những khó khăn và thách thức tại các đô thị cho hiện tượng nhập cư. Điều này là một nhầm lẫn, bởi ba lý do.

Thứ nhất, việc gia tăng dân số tại đô thị không chỉ do làn sóng người nhập cư mà còn do hiện tương gia tăng tự nhiên dân số.

Thứ hai là không phải làn sóng di cư là nhân tố của đô thị hoá mà ngược lại chính các đô thị thu hút dòng người di chuyển tới những nơi mà họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Lý do thứ ba căn bản nhất là việc di cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn. Sự gia tăng quá trình thị hoá trong những tập kỷ qua là chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cũng tạo ra những nguy cơ và cơ hội cho phát triển. Nó đòi hỏi những giải pháp thích hợp đối phó với các thách thức. Điều này trước tiên phải thể hiện ở việc thừa nhận tính tất yếu của hiện tượng đô thị hoá và những lợi ích nó mang lại, cũng như thừa nhận quyền của người nghèo được hưởng những khả năng mà cuộc sống đô thị mang lại.

Nếu lớp dân cư nghèo nhất là những người mang lại sự năng động không thể nghi ngờ và những giải pháp đột phá để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân này, giấc mơ "thành thị" được nuôi dưỡng bởi biết bao con người không thể thực hiện nếu thiếu vắng sự giúp đỡ từ bên ngoài. Các đô thị nhất thiết phải đảm đương được việc cung cấp cho dân cư những dịch vụ cần thiết để đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất.

Trước tiên là nhà ở: Việc tiếp cận với nhà ở đối với người nghèo là nhân tố căn bản cho cuộc sống của họ, tiếp theo, là dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục… Sự chú ý và quan tâm tới nay tập trung chủ yếu vào các siêu đô thị, trong khi hơn một nửa dân cư đô thị trên thế giới sống trong các thành phố dưới 500.000 dân vốn hết sức thiếu các điều kiện căn bản. Không được đặt các đô thị nhỏ này bên lề của sự phát triển.

Tuy vậy, những khó khăn và bất cập này không thể đảo ngược được xu thế đô thị hoá hiện nay. Và thế giới vẫn không ngừng đô thị hoá trong thời gian tới. Từ nay cho tới thập niên tiếp theo, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hơn một nửa dân số thế giới sống trong các thành phố. Trước năm 2030, thế giới sẽ có 5 tỉ người sống ở đô thị, tức khoảng 60% dân số toàn cầu. Ở châu Á và châu Phi, con số sẽ tăng gấp 2 chỉ trong vòng 1 thế hệ: từ 2000 đến 2030, số dân đô thị sẽ từ 1,4 lên 2,6 tỉ người ở châu Á, và từ 300 lên 740 triệu người ở châu Phi.

Ngoài ra, trên quy mô toàn cầu, chính trong những khu phố ổ chuột là nơi tiến hành cuộc đấu tranh để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, đặc biệt là mục tiêu giảm một nửa số người rất nghèo từ nay đến năm 2015.

Bằng một cái nhìn dài hạn, việc có một kế hoạch chiến lược và sự lãnh đạo dũng cảm, kiên quyết dám đương đầu với những lợi ích mà vốn tạo ra sự nghèo đói đô thị, có thể quyết định lối ra cho cuộc chiến đấu này. Những cũng cần có những cố gắng ở tầm quốc tế để giúp đỡ những cố gắng ở tầm quốc gia, vì sức mạnh của nền kinh tế thị trường không cho phép mỗi quốc gia tự giải quyết những vấn đề liên quan đến nhu cầu của những cư dân nghèo nhất ở đô thị.

Tương lai chúng ta dù muốn hay không sẽ bị đô thị hoá, cần thiết đưa ra chính sách quy hoạch và phát triển đô thị phù hợp và thừa nhận chỗ đứng của chính sách này trong hệ thống chính sách công quyền nhắm thu hút một phần tiềm lực phát triển của nó và giảm thiểu đói nghèo trong khu vực đô thị cũng như nông thôn.
  • Nguyễn Quân

Hợp tác liên đô thị

Đăng ở tia sáng



Thay vì phát triển các siêu đô thị, xu thế của quy hoạch đô thị ở Pháp cũng như một số nước châu Âu là phát triển các đô thị vệ tinh nhằm san sẽ bớt gánh nặng cho các đô thị sẵn có. Tuy nhiên sự phân tán các đô thị sẽ gây khó khăn về quản lý. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm một hình thức hợp tác phù hợp giữa các đô thị vệ tinh và đô thị trung tâm.
Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh quanh nó, những năm gần đây tại Pháp thường sử dụng thuật ngữ "hợp tác liên đô thị" (intercommunalité hay coopération intercommunale), vốn được manh nha hiện từ cuối thế kỉ 19, hình thức hợp tác liên đô thị đươc chú trọng phát triển từ đầu những năm 90, đặc biệt là trong khuôn khổ luật ngày 6/2/1992. Trong vòng 10 năm sau đó, hình thức quản lý này có được một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, với sự tiếp sức của luật Chevènement ngày 12/7/1999 về đơn giản hóa phương thức hợp tác và liên kết chuỗi đô thị.
Dưới góc độ pháp lý thì các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh vẫn là các đơn vị hành chính độc lập, có thẩm quyền riêng biệt (hệ thống hành chính của Pháp là phân quyển và tản quyền, khác với hình thức tập quyền của hệ thống hành chính Việt Nam), vấn đề đặt ra khi phát triển hình thức đô thị vệ tinh là tạo ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi và hiệu quả cho sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.
Khi các đô thị quyết định gộp lại nhằm cùng thực thi một số nhiệm vụ nào đó, như thu dọn và xử lý rác, cấp thoát nước, giao thông công cộng, hay cùng xây dựng một chiến lược, dự án phát triển, quy hoạch và chỉnh tranh độ thị, các đơn vị này có thể lập ra các "cơ quan công quyền về hợp tác liên đô thị" mà thành viên được cử từ đại diện của các đô thị thành viên.
Như vậy có thể thấy, thẩm quyển mà các cộng đồng liên đô thị được thực thi khá đa dạng: Thu dọn và xử lý rác thái, cấp thoát nước, giao thông công cộng, quy hoach và chỉnh trang độ thị, xây dựng đường sá, nhá ở, các công trình văn hóa và thể thao… Hình thức hợp tác liên đô thị này thực tế giải quyết được những khó khăn về quản lý do việc phân tán các độ thi gây ra, đồng thời không phá vỡ cấu trúc và địa giới của các đô thị hiện có.
Theo quy định của Pháp, liên kết chuỗi đô thị được tổ chức theo 3 cấp độ, phụ thuộc vào quy mô dân số của nhóm đô thị đó :
- Chuỗi liên kết các xã (chủ yếu ở khu vực nông thôn), tập hợp các đơn vị lãnh thổ cấp xã với mục tiêu liên kết các đơn vị này nhằm xây dựng đề án quy hoạch và phát triển của các đơn vị thành viên.
- Chuỗi liên kết đô thị trung tâm và vùng ngoại vi (cho các chuỗi đô thị có quy mô dân số từ 50.000 đến 500.000).
- Chuỗi liên kết đô thị (áp dung cho các đô thị có dân số hơn 500.000 người).
Hai hình thức liên kết cuối có mục tiêu xây dựng và quản lý đề án phát triển chung của chuỗi đô thị trong lĩnh vực quy hoạch lãnh thổ.
Các đơn vị thành viên phân bố ngân sách cần thiết để cơ quan hợp tác liên đô thị có đủ khả năng tài chính thực hiện các nhiệm vụ đã phân bổ. (Luật mới năm 2004 cho phép các thiết chế này có ngân sách riêng phân bố từ các cấp hành chính cao hơn là vùng và tỉnh)
Liên kết chuỗi cho phép các địa giới lãnh thổ tập hợp lại trong khuôn khổ một cơ quan công quyền chung để đảm bảo thực thi một số chức năng mang tính thường xuyên (thu nhặt và xử lý rác thải đô thị, cấp thoát nước, giao thông công cộng), hoặc là cùng xây dựng các đề án phát triển kinh tế- xã hôi, quy hoạch, chỉnh trang và quan lý đô thị. Cũng nên chú ý rằng các cấu trúc liên lãnh thổ này khác với các đơn vị hành chính lãnh thổ độc lập ở chỗ nó chỉ có một số thẩm quyền hạn chế (phân định rõ chức năng và thẩm quyền khi thành lập). Hợp tác liên đô thị không phải là hình thức sát nhập các đơn vị lãnh thổ khác vào một đô thị trung tâm như hình thức mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội đang được đệ trình tại Việt Nam.
Mô hình liên kết chuỗi đô thị tuy mới mẻ nhưng đã được áp dụng tại một số quốc gia khác, ví dụ như tại vùng Québec (Canada) với cộng đồng liên kết đô thị Montréal được tạo ra vào năm 1970 và nhường chỗ cho hình thức "Montréal mới" gồm các đơn vị hành chính cũ được hợp nhất và phát triển với một chu vi rộng lớn hơn.
Tại Châu Âu, một số quốc gia cũng áp dụng hình thức này, ví dụ như các thành phố thuộc vùng walloni của Bỉ như Charletoi, Liège, Mons- Borinage, v.v.

Pháp tập trung phát triển đô thị quanh khu vực thủ đô Paris và vùng Ile de France, khu vực này có diện tích 12000 km² (1/40 diện tích nước Pháp) nhưng chiếm tới 1/5 dân số cả nước (12 triệu người). Trong vùng Ile de France thì chỉ riêng Paris và khu vực phụ cận đã chiếm tới 90 % dân số của cả vùng trong khi chỉ chiếm 20% diện tích. Việc tập trung quá đông dân cư trên một khu vực lãnh thổ nhỏ hẹp tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý đô thị, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do một lượng lớn hàng triệu xe hơi gây ra. Tránh mắc lại những hạn chế do việc quy hoạch theo mô hình « siêu đô thị » từ mấy chục năm nay các nhà quy hoạch Pháp tập trung phát triển mô hình đô thị vệ tinh quanh các trung tâm đô thị vốn có, xem đây là chiến lược hợp lý và mang tính bền vững nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng về dân cư, nhà ở và giao thông cho các đô thị lâu đời của Pháp, đồng thời tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ.

Cô gái đến từ hôm qua (tản văn)

Cô gái đến từ hôm qua

Mến tặng YiFei

Đăng TTO thứ Sáu, 11/04/2008

Mỗi lần nghe bài hát Cô gái đến từ hôm qua (tác giả: Trần Lê Quỳnh), tôi lại gợi nhớ đến một câu chuyện nhỏ nhỏ xinh xinh của một thời chưa xa.

Hồi ấy hai chúng tôi quen nhau trong một lớp học nâng cao tiếng Pháp. Nàng, người con gái đáng mến có nụ cười dịu hiền... Có người gọi đó là nụ cười tỏa nắng, tôi chỉ đơn giản gọi đó là nụ cười ấm áp và có sức khích lệ. Ngày ấy mỗi khi gặp những điều không suôn sẻ trong cuộc sống và học hành chỉ cần thấy nụ cười của nàng trên môi là mọi vất vả, cực nhọc tan biến.

Nhưng người con gái phương Bắc ấy lại có đôi mắt thật buồn. Thật khó kiếm đủ từ để mô tả hết nỗi buồn tự nó vốn có trong đôi mắt luôn ngân ngấn nước ấy...

Nàng có một gia đình không hạnh phúc, người mẹ tài giỏi nhưng thích cuộc sống tự do hiện đại đã bỏ 2 anh em nàng cho bố nuôi để tìm đến một cuộc sống nhiều tự do hơn. Dẫu sống với bố và ông bà nội trong một gia đình trí thức, giàu có và nhiều yêu thương, dẫu học giỏi và chăm chỉ, có một công việc yêu thích và có thằng bạn tuy luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ như tôi, nhưng với nàng, dường như không đủ. Luôn nuối tiếc và hoài niệm về mối tình thuở học trò với cậu bạn học cùng lớp cấp III... Nhiều năm trôi qua, hạnh phúc, vui buồn nếm trải nhưng nàng vẫn không quên được người con trai ấy.

"Cậu biết không, bọn tớ quen biết nhau từ thời cấp II, cả hai học cùng lớp năng khiếu vẽ và mẹ của cậu ấy cũng là cô giáo dạy môn hóa của tớ... Những tháng ngày tươi đẹp của tình cảm trong trẻo thuở học trò rồi cũng kết thúc, đơn giản vì đến lúc chúng ta phải làm người lớn...

Năm lớp 11 bạn ấy quyết định đi Canada và định cư ở đó cùng với bố. Một quyết định hẳn là không dễ dàng nhưng cần phải có. Khi người ta còn trẻ và có cả một tương lai dài rộng phía trước những chuyện tình cảm kiểu trẻ con chỉ là một phần không quá quan trọng phải không? Như bao đôi trai gái khác khi chia tay, bọn tớ hẹn một ngày không xa gặp lại. Nhưng tớ hiểu sẽ chẳng có ngày đó…

Hai năm tiếp theo với tớ thật sự khó khăn, nhiều khi tưởng chừng như không vượt qua nổi. Có lúc tớ đã từng có ý định chết đi để chấm dứt những nỗi buồn và nhớ thương. Và thật sự nếu bà tớ không phát hiện sớm hành động dại dột đó thì tớ cũng chẳng ngồi đây mà kể cho K câu chuyện thuở xa xôi của mình.

Hai năm trong nỗi đau buồn u uất nhưng cũng hai năm tớ làm việc hiệu quả và có ý nghĩa. Tớ học tập như điên để không có thời gian nghĩ đến những chuyện đã qua. Tớ có kết quả tốt trong kỳ thi đại học, vào được ngôi trường với chuyên ngành mà tớ yêu thích.

Những năm đại học tớ có rất nhiều người con trai yêu mến và theo đuổi, thậm chí tớ từng có cậu bạn trai, người mà tớ có nhiều kỷ niệm vui buồn không hẳn dễ quên... Nhưng dư âm của mối tình xa xôi ấy mãi không phai mờ.

Giờ đây cậu bé của ngày hôm qua ấy đã là một hoạ sĩ danh tiếng ở Canada, có hẳn mấy galary riêng..., thậm chí tớ cũng biết người ta vẫn luôn hỏi thăm về tớ, vẫn kể về thời học trò với niềm tiếc nuối... Nhưng cái gì đã qua không thể trở lại, người lớn mãi không thể trở lại làm trẻ thơ...

Chuyện tình của tớ vậy đó, còn K, kể cho tớ chuyện của cậu đi?"

"Hồi cấp III và đến tận bây giờ, tớ vẫn mãi là thằng ngố, mà con gái thì chẳng ai thích có một người như thế làm bạn trai đâu". Nhưng nếu những người châu Á chúng ta tin vào kiếp sau và nó là có thật, tớ muốn được làm anh chàng thứ nhất của cậu, dù chỉ một vài giờ ngắn ngủi.. ."

Một buổi tối mùa đông năm ấy tại thành phố êm đềm nơi đã lưu giữ biết bao kỷ niệm của những năm tháng tuổi trẻ mải mê học hành, tôi đã gửi nàng bài Cô gái đến từ hôm qua kèm bản dịch tiếng Pháp của lời bát hát.

.....

"K thân mến, tớ thích bản dịch tiếng Pháp cũng như giai điệu của bài hát mà cậu gửi, lời đơn giản nhưng đẹp và có ý nghĩa. Quan niệm về cái đẹp của tớ đơn giản: cái đẹp cần sự giản dị và tự nhiên... Một bài hát hay đơn giản chỉ vì nó diễn đạt được một cảm xúc nào đó mà người nghe muốn nói…

Cậu thấy đó, không đơn giản mà chúng mình trở thành bạn bè thân thiết, quí mến và thương yêu nhau tớ không biết cậu quí mến tớ vì điểm gì, nhưng tớ mến sự đơn giản, mộc mạc và chân thành của cậu...".

"Âm nhạc đúng là không biên giới! Người ta khác nhau về quốc tịch, màu da, ngôn ngữ và cả thói quen nghĩ suy, nhưng những tình cảm vui buồn thì có lẽ không có nhiều sự khác biệt. Một bài hát tiếng Việt hoàn toàn diễn tả một thứ tình cảm mà một người Pháp hay một người đến từ đất nước xa xôi nào khác muốn nói... Cảm ơn K rất nhiều vì sự đồng điệu đó".

"...Bạn X mến yêu! Cậu biết không, giờ đây ấy đã trở thành "cô gái đến từ hôm qua" của tớ, dẫu giữa chúng ta không có nhiều điều để nhớ về, dẫu tớ không phải là một cái gì thứ nhất nơi cậu và ngược lại. Dẫu chúng ta xa cách không hề hẹn một ngày gặp lại, nhưng lòng tớ vẫn mong ước một ngày được nhìn lại nụ cười dịu hiền và đầy sự khích lệ của cậu…

Và tớ sẵn sàng đánh đổi tất cả để nụ cười luôn về và hiện hữu trên khuôn mặt nhiều khi mệt mỏi vì công việc và những âu lo ấy".


Áo cưới - tản văn

Áo cưới
Tản văn
Viết để nhớ tới YiFei
Bài này đăng trên TTO thứ Bảy, 24/11/2007


Mỗi lần đi qua cửa hàng áo cưới, lòng tôi lại ngổn ngang bao điều. Nhìn những bộ váy áo đẹp đẽ, tinh khôi dành cho cô dâu, hay chợt gặp khuôn mặt rạng ngời niềm vui của những cặp trai gái yêu nhau, một nỗi buồn mênh mang ùa về trong tôi.

Hồi ấy quen nhau, tôi vẫn chỉ là cậu sinh viên xa nhà, còn nàng đã đi làm cho một cửa hàng áo cưới khá sang trọng. Mỗi tuần mấy ngày nàng tới đó làm việc với tư cách là người phác thảo các ý tưởng mới của những người thiết kế. Nghĩa là vẽ minh họa những bộ quần áo. Công việc nghe có vẻ khá nhàm chán với một kẻ thích thay đổi như tôi, nhưng với nàng đó là cả một niềm đam mê.

Tôi vốn vô tâm, và đến bây giờ vẫn vậy, thành thử tôi ít quan tâm đến công việc của người khác, dẫu là của người mình rất thân thiết chăng nữa. Dù vậy, tôi luôn kiên nhẫn lắng nghe khi nàng kể chuyện công việc hằng ngày của mình. Tôi yêu những giây phút bình dị đó! Khi ấy thay cho ánh mắt u buồn vốn có của nàng là niềm vui lấp lánh trong cái nhìn dịu hiền và bao dung.

Một lần chúng tôi gặp nhau, bỗng đang vui vẻ vì khá lâu không gặp mặt thì nàng kể "chiều nay tớ buồn lắm cậu ạ, chẳng hiểu tại sao nữa...". Một thằng con trai vô tư như tôi thật đúng là không biết cách động viên người khác ngoài câu hỏi muôn thuở "có chuyện gì à, kể tớ nghe xem sao".

Và rồi nàng kể:

"Sau một tuần làm việc khá vất vả thì công việc cũng kết thúc. Nhóm của tớ đã hoàn tất mấy bộ váy cưới khách hành vừa đặt. Do không có người thử nên ông bà chủ liền bảo: "Thôi không sao, vậy thì X thử vậy nhé, dáng cô cũng thanh mảnh như cô khách hàng, nên cứ thử xem có đẹp không nào, thử thôi nhé, vì một ngày nào cô cũng sẽ được mặc chính thức, không đóng vai thế nữa"...

Tớ không biết tại sao lúc đó tớ lại khóc, nhưng mong muốn một ngày nào đó được mặc áo cưới có phải là một ước mơ xa xôi không cậu?".

Tôi là kẻ khù khờ và chỉ biết lặng thinh khi nghe nàng kể, rồi khẽ nắm chặt bàn tay nhỏ bé của nàng.

Tôi nghĩ nàng mặc áo cưới sẽ rất đẹp! Và giờ đây tôi cũng biết tại sao lúc đó nàng lại khóc...

Nhiều khi một người góp phần mang lại niềm vui cho người khác, thậm chí rất nhiều người, nhưng chính họ lại chẳng bao giờ được hưởng niềm vui đó dù nó cũng giản dị và đơn sơ...

...Có lẽ nàng sẽ không bao giờ có cơ hội mặc áo cưới - mà chú rể là tôi - vì nhiều lý do khác nhau, trong đó vì sự đắn đo của tôi. Tôi đã tiếc nuối một vài năm tháng tuổi trẻ, tôi lo lắng, tôi e ngại những điều không đáng có, tôi sợ tương lai dài rộng phía trước của mình bị tổn hại... Dành một vài năm, thậm chí nhiều hơn, cho người phụ nữ mà mình yêu thương rất mực, một người xứng đáng được hưởng hạnh phúc, nhưng tôi đã không dám làm!

Và giờ đây mỗi khi đi qua cửa hàng áo cưới, tôi lại nhớ đến nàng, nhớ đến nụ cười dịu hiền mà chất chứa yêu thương của nàng, thử mường tượng ra hình ảnh nàng đang mặc một trong các bộ váy trưng bày trong tủ kính... Ôi chao, một hình ảnh bình dị nhưng lại quá xa xôi...

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Cần phát triển mô hình đô thị vệ tinh

Bài này viết cho báo Tuổi trẻ TP HCM nhân dự án mở rộng thủ đô Hà Nội. Tháng 4 năm 2008.
Bài trên Tuổi trẻ

Hiện nay trên thế giới có hai cách thức mở rộng địa giới thủ đô phổ biến. Đó là sáp nhập các đơn vị lãnh thổ liền kề vào địa giới thủ đô, hoặc tạo điều kiện để phát triển các đô thị vệ tinh xoay quanh thủ đô.

Ngoài ra một số quốc gia xây dựng thủ đô mới để tránh tập trung quá nhiều quyền lực (về kinh tế, chính trị) trong một thành phố duy nhất và khuyến khích sự dàn trải dân cư hợp lý hơn trên lãnh thổ quốc gia.

Cách thức mở rộng thủ đô theo chiều rộng một cách cơ học là cách làm cũ vốn phổ biến vào cuối thế kỷ 19, thời kỳ bùng nổ cách mạng công nghiệp và người ta chạy theo số lượng hơn là chất lượng. Mở rộng thủ đô theo cách này đã gây ra không ít hệ lụy cho tới tận ngày nay. Vì vậy, đề án mở rộng Hà Nội bằng cách sáp nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây nếu được thông qua sẽ đi vào vết xe đổ này.

Mục tiêu của qui hoạch đô thị nói chung và chỉnh trang hay qui hoạch thủ đô nói riêng là tiến tới sự phát triển hài hòa và bền vững, tiến tới xóa bỏ sự chênh lệnh về phát triển ngay trong đô thị đó. Việc mở rộng Hà Nội bằng cách sáp nhập toàn bộ Hà Tây với hi vọng "to sẽ mạnh" là một tư duy cũ, trong khi chính tại Hà Nội có những huyện ngoại thành còn kém phát triển so với mức trung bình của các đô thị ở địa phương khác (như Sóc Sơn, Đông Anh).

Xu thế hiện nay trên thế giới các quốc gia thường xây dựng các thành phố mới nhằm giảm tải cho thủ đô đông đúc, qui hoạch kém. Ví dụ ngay từ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Anh đã cho xây dựng các new town (thuật ngữ new town xuất hiện ở Anh để chỉ mô thức phát triển đô thị vệ tinh ở Anh từ sau Thế chiến thứ hai) gồm Crawley và Milton Keynes ở ngoại vi London. Tại Pháp, để giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm năm đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận. Trong đó, Marne -la-Vallé trở thành trung tâm mới của thủ đô Paris và vùng lân cận về kinh tế, thương mại và khoa học kỹ nghệ.

Hà Nội từ khá lâu đã có dự án xây dựng một khu đô thị về giáo dục và công nghệ tại Hòa Lạc, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Tôi cho rằng thực hiện dự án này là cách làm đúng với xu thế chung của qui hoạch đô thị hiện đại. Cụ thể dự án này không những tạo nên một thành phố mới hiện đại, tiện nghi, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa Hà Nội và một vùng rộng lớn thuộc Hà Tây cách không xa Hà Nội, mà còn giúp giảm tải cho Hà Nội.

Theo tôi, phát triển mô hình đô thị vệ tinh ở vùng ngoại vi là cách làm phù hợp trong chiến lược xây dựng một thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, thay vì việc sáp nhập một cách cơ học các địa phương lân cận vào địa giới Hà Nội.

N.Q

“Sống chung” với đô thị hóa

Bài này viết theo đề nghị của một chị bạn là nhà báo làm cho tờ tạp chí hàng tuần của Bộ Ngoại Giao, đăng tháng 4 năm 2008
Bài trên Thế giới và Việt Nam

http://www.tgvn.com.vn/Story/vn/home/thoisu/2008/4/1129.html
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hơn một nửa dân số thế giới sống trong các thành phố. Đô thị hóa là một quá trình không thể đảo ngược của lịch sử và đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược xây dựng và phát triển đúng đắn, thậm chí dũng cảm, để tận dụng những cơ hội cũng như đối phó những nguy cơ ó mang lại.

Vào năm 1900, toàn thế giới chỉ có 10% dân số sống ở đô thị. Đến năm 1950, con số này là gần 30%. Vào 2007, theo thống kê của LHQ, với chừng 3,3 tỷ người trong tổng số hơn 5,4 tỷ người, số người sống ở đô thị đã vượt ở nông thôn. Xu thế này sẽ còn gia tăng trong những năm tới, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á, hai khu vực mà dự kiến vào năm 2030 sẽ tập trung đa số các đô thị lớn của thế giới. Lúc đó, số người sống ở thành thị sẽ lên tới 5 tỉ người, chiếm 60% dân số toàn cầu.

Hiện nay, những khu vực phát triển nhất là những nơi có tỉ lệ đô thị hoá cao nhất: Châu Âu, Bắc Mỹ chiếm vị trí hàng đầu với ¾ dân số sống ở thành thị. Điều đặc biệt là châu Mỹ La tinh dù chưa phát triển nhưng lại có mật độ đô thị hoá rất cao, với 78% dân số sống ở đô thị.

“Đô thị hóa khuyếch tán” ở nước giàu

Trong khi ở các nước phát triển phía Nam bán cầu, dân nhập cư nghèo từ nông thôn vào thành thị thì dân thành thị ở các nước giàu lại có xu hướng sống ở ngoại vi, hoặc ít ra thì mua nhà nghỉ ở nông thôn. Hiện tượng này gọi là “đô thị hoá khuếch tán” (urbanization diffuse) này tỏ ra là mô hình còn tiêu thụ và ngốn nhiều nguồn lực tự nhiên hơn cả ở các đô thị chật ních người.

Tại một hội thảo quốc tế về di trú tại Philadelphia tháng 10/2000, trong báo cáo về xu thế đô thị hóa ở Hoa Kỳ, nhà địa lý học Brian J.L.Bery đã đưa ra khái niệm mới: e-urbanization. Theo đó, cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin và sự phát triển của Internet cho phép người ta sống gần hơn với thiên nhiên, điều khiển tất cả mọi thứ từ nhà riêng, không cần tới công sở làm việc hay đi mua sắm tại các siêu thị trong thành phố đông đúc.

Theo Bery, trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, sự bùng nổ công nghiệp nặng đòi hỏi sự tích tụ dân cư vào các đô thị lớn. Tuy nhiên, quá trình phổ biến xe hơi cá nhân bắt đầu làm tan rã các trung tâm đô thị và phân bố lại dân cư, điều này phát triển các hình thức tương tác cá nhân hơn và cũng thúc đẩy những mối liên kết, tương tác từ xa.

Nhà quy hoạch Melvin Webber lý luận: Khái niệm đô thị lâu nay, phân biệt địa giới hành chính với nông thôn, đã nhường chỗ cho cái mà ông gọi là «miền đô thị» (urban domain), tức là sự dàn trải không gian đô thị trên một lãnh thổ rộng lớn hơn trước, không bị bó buộc bởi địa giới hành chính truyền thống. Hình thức đô thị hoá này không phải là sự gia tăng nhanh chóng ở các thành phố khổng lồ mà chúng ta đang chứng kiến ở các nước nghèo. Trong đô thị «khuếch tán», dân cư về mặt xã hội học là dân thành thị chứ không phải là nông dân, nhưng họ lại thích sống ở nông thôn. Chính vì thế, họ đổ về nông thôn hoặc kiếm nhà nghỉ ở nông thôn để thi thoảng về ở. Trái lại, ở các nước nghèo, người ta từ nông thôn kiếm tìm đô thị.

“Nông thôn hoá” đô thị ở nước nghèo

Gia tăng dân số chủ yếu diễn ra tại đô thị ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, dân cư đô thị ở các quốc gia này phải đối mặt với các vấn đề cấp bách như đói nghèo, thiếu nước sạch hay sự phát triển không kiểm soát được các khu ổ chuột. Chính quyền cố gắng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng lại không có phương tiện cần thiết để đối phó trước những tác động của việc gia tăng với tốc độ như thế. Kinh nghiệm cho thấy rằng bất chấp hoàn cảnh khó khăn mà họ đối mặt như thế nào chăng nữa tại đô thị thì những người cư dân mới này cũng sẽ không ra đi.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu đô thị hoá có là một lực cản cho quá trình phát triển? Một thực tế dễ nhận thấy là tại các nước đang phát triển, quá trình phát triển và mở rộng ồ ạt ở các đô thị gắn với sự gia tăng ô nhiễm môi trường hay các khu dân cư ổ chuột. Điều này có vẻ như là mâu thuẫn giữa quá trình đô thị hóa và phát triển. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng các khu dân cư ổ chuột này có thể xem như là «phố trong thành phố» sẽ dần được cấu trúc lại với sự đa dạng hoá hoạt động kinh tế.

Có một nghịch lý tại các nước châu Phi: Các thành phố được mở rộng cùng lúc với việc “nông thôn hóa” chính nó là do chất lượng cuộc sống giảm. Một bộ phận lớn dân cư đô thị có chất lượng cuộc sống không khác gì dân cư ở nông thôn và đặc biệt là họ vẫn làm các công việc liên quan đến nông nghiệp.

Những đô thị khổng lồ vẫn xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Mỹ Latinh, châu Á. Do các quốc gia đã để quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát mà không có chiến lược quy hoạch phù hợp, dẫn đến các thành phố đã phình ra quá cỡ trong khi kết cấu hạ tầng yếu kém không thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cư dân đô thị. Những vấn đề mà các quốc gia này đang phải đối mặt là dân số tập trung quá lớn vào một vài đô thị, gây áp lực về việc làm và nghèo đói, nhà ở, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, giao thông...

Không thể đảo ngược

Tuy vậy, những khó khăn và bất cập này không thể đảo ngược được xu thế đô thị hoá hiện nay. Thời gian tới, thế giới vẫn không ngừng đô thị hóa.

Trong quá khứ, các đô thị thường đối phó bằng cách cố gắng hạn chế việc di cư từ nông thôn vào thành thị. Các đô thị bỏ rơi người nghèo hoặc đơn giản là chối bỏ sự có mặt của họ, hàng triệu dân cư đô thị hiện nay đang phải sống không nước sạch, điện, không có cơ hội tiếp cận với giáo dục và y tế.

Người ta thường quy những khó khăn và thách thức tại các đô thị cho hiện tượng nhập cư. Điều này là một nhầm lẫn, bởi ba lý do. Thứ nhất, việc gia tăng dân số tại đô thị không chỉ do làn sóng người nhập cư mà còn do gia tăng dân số tự nhiên. Thứ hai, không phải làn sóng di cư là nhân tố của đô thị hóa mà ngược lại chính các đô thị thu hút dòng người di chuyển tới những nơi mà họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Thứ ba, căn bản nhất, việc di cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn.

Không có quốc gia công nghiệp hóa nào phát triển mà không trải qua việc chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, gia tăng việc phân công lao động và mở cửa với thế giới. Phần lớn người nghèo ở đô thị sống nhờ các ngành kinh tế nhỏ lẻ và không chính thức. Nhưng tầng lớp dân cư đô thị mới này cũng tạo ra động lực tăng trưởng đáng kể. Như vậy, cần ghi nhận rằng chính đô thị hoá tích tụ đói nghèo, chứ không phải là nguyên nhân gây ra đói nghèo.

Đô thị hoá có thể là cơ hội cho nông thôn, nếu đặt nông thôn ở vị trí hỗ trợ cho đô thị. Vậy nên, đối lập nông thôn với đô thị là không nên. Hơn nữa, nếu các đô thị gò bó bởi các vấn đề môi trường, thì các đô thị này có thể đồng thời góp sức vào việc giải quyết và quản lý một cách hợp lý hơn các thách thức đó nếu có chính sách hiệu quả.

Câu trả lời phù hợp

Sự gia tăng đô thị mà chúng ta đã chứng kiến trong những thập kỷ qua là chưa từng có trong lịch sử nhân loại, tạo ra những nguy cơ và cơ hội cho phát triển. Nó đòi hỏi một câu trả lời phù hợp với thách thức. Điều này trước tiên phải thể hiện ở việc thừa nhận tính tất yếu của hiện tượng đô thị hoá và những lợi ích nó mang lại, cũng như thừa nhận quyền của người nghèo được hưởng những khả năng mà cuộc sống đô thị mang lại.

Nếu lớp dân cư nghèo nhất là những người mang lại sự năng động không thể nghi ngờ và những giải pháp đột phá để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân này, giấc mơ “thành thị” được nuôi dưỡng bởi biết bao con người không thể thực hiện nếu thiếu vắng sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Các đô thị nhất thiết phải đảm đương được việc cung cấp cho dân cư những dịch vụ cần thiết để đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất. Trước tiên là nhà ở. Việc tiếp cận với nhà ở đối với người nghèo là nhân tố căn bản cho cuộc sống tự chủ của họ. Ngoài ra, cần dịch vụ y tế và giáo dục, trong đó sức khỏe sinh sản và tái sản xuất là yếu tố hàng đầu. Thực tế chứng minh rằng phụ nữ được giáo dục tốt, có cơ hội tiếp cận với dịch vụ sức khỏe căn bản thường chọn sinh con ít. Việc tập trung dân cư sẽ thúc đẩy sự tiếp cận của họ với các dịch vụ đó.

Sự chú ý và quan tâm tới nay tập trung chủ yếu vào các siêu đô thị, trong khi hơn một nửa dân cư đô thị trên thế giới sống trong các thành phố dưới 500.000 dân vốn hết sức thiếu các điều kiện căn bản. Không được đặt các đô thị nhỏ này bên lề của sự phát triển.

Ngoài ra, trên quy mô toàn cầu, chính trong những khu phố ổ chuột là nơi tiến hành cuộc đấu tranh để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ, đặc biệt là mục tiêu giảm một nửa số người rất nghèo từ nay đến năm 2015.

Bằng một cái nhìn dài hạn, một kế hoạch chiến lược và sự lãnh đạo kiên quyết có thể quyết định lối ra cho cuộc chiến đấu này. Những cũng cần có những cố gắng ở tầm quốc tế để giúp đỡ những nỗ lực ở tầm quốc gia, vì sức mạnh của nền kinh tế thị trường không cho phép mỗi quốc gia tự giải quyết những vấn đề liên quan đến nhu cầu của những cư dân nghèo nhất ở đô thị.

Trong tương lai, dù muốn hay không chúng ta sẽ bị đô thị hoá. Điều cần thiết là các chính phủ phải vạch ra được chính sách phát triển đô thị và thừa nhận chỗ đứng của chính sách này trong hệ thống chính sách công quyền nhằm thu hút một phần tiềm lực phát triển của nó và giảm thiểu đói nghèo trong khu vực đô thị cũng như nông thôn.

Thay vì bi kịch hoá hiện tượng di cư vào thành phố, cần phải làm cho nó trở thành một nhân tố của phát triển.