Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Quan niệm của người Pháp về Nhà nước pháp quyền.

Quan niệm của người Pháp về Nhà nước pháp quyền.

Học thuyết Rechtsstaat của người Đức chỉ bắt đầu được biết đến tại Pháp vào đầu thế kỉ 20 : Một số tên tuổi lớn của trường phái chính luận Pháp khá gần gũi với tư tưởng của người Đức- Léon Duguit ngay từ 1901 (Nhà nước, pháp luật khách thể và luật thực định), Maurice Hariou vào năm 1903 (Giản lược về luật hành chính và luật công, in lần thứ 5), Léon Michoud vào năm 1906 (Lý thuyết về tư cách pháp nhân và sự áp dụng nó trong luật công Pháp)- dù còn có những ám chỉ và tranh cãi, nhưng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền (Etat de droit) vốn được dịch nguyên nghĩa của từ Rechtsstaat thời kì đầu có vẻ như là có mối liên hệ không chối cãi với tư duy pháp lý của người Đức.

Tuy nhiên, quá trình địa phương hóa quan niệm của người Đức diễn ra nhanh chóng ngay sau đó : Ngay từ năm 1907 (Giáo trình luật Hiến pháp), Duguit đã không ngần ngại sử dụng thuật ngữ trên, tiếp sau đó là Hauriou vào năm 1910 vào năm 1910 (Các nguyên tắc của luật công, xuất bản lần 1) cuối cùng là Raymond Carrré de Malberg với việc xuất bản cuốn « Đóng góp vào lý luận chung về Nhà nước »(1920-1922). Sự phổ biến của quan niệm này giải thích rằng đã tồn tại sự đối thoại giữa các nhà luật học Pháp và Đức, sự trao đổi này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn 1870-1918. Sự đối thoại này không phải chỉ diễn ra một chiều mà thực tế nó có hai mặt : Trong khi « học thuyết pháp lý của người Pháp mang đến cho các nhà luật học người Đức một kết cấu vững chắc về chủ nghĩa tự do trong lĩnh vực pháp lý được khởi nguồn từ cách mạng 1789 » thì « học thuyết pháp lý của người Đức mang đến cho người Pháp mô hình lý thuyết về Nhà nước pháp quyền » (O.Beaud, P Wachsman, 1997) Tại Pháp sức hấp dẫn của tư duy pháp lý của người Đức được lý giải bởi việc hình thành một tầng lớp ưu tú ở tầng cao nhất của chế độ Đức vào thời kỳ này, vượt lên trên tín ngưỡng sau thất bại của cách mạng 1870 (dẫn tới sự hình thành trường phái tự do về các khoa học chính trị vào năm 1871), bởi việc có vẻ như nước Đức cho phép tạo ra sự độc lập trong khoa học pháp lý.

Một phần các nhà luật học Pháp tiếp nhận từ « Nhà nước pháp quyền » (Etat de droit), điều đó không có nghĩa là họ chấp nhận cho từ này một nội dung tương tự với nó vốn có tại Đức, phiên bản Rechtsstaat mà các nhà luật học Pháp biết tới và trở nên chiếm ưu thế, là thứ Rechtsstaat mang nhãn hiệu của các luật gia của Đế chế và « Liên minh thần thánh » mà các nhà luật học Pháp tham gia từ năm 1914 đến 1918, dẫn tới các luật gia này có khoảng cách so với học thuyết của người Đức. Trường hợp của Carrré de Malberg là một ví dụ rõ nhất : Nếu ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư duy pháp lý của người Đức và nhất là ảnh hưởng của Laband, người ông đã thay thế chức giáo sư luật công của khoa luật Strasbourg, thì Malberg cũng là minh chứng của một tinh thần ái quốc không khoan nhượng khi ông chối bỏ sự du nhập vô điều kiện thứ giáo lý của Rechsstaat, ông không thừa nhận một bộ phận không nhỏ các yếu tố của học thuyết này vốn tỏ ra cho ông là hoặc còn phải tranh cãi, hoặc là không phù hợp với tư duy pháp lý của người Pháp, ông tự mình xây dưng nên lý thuyết riêng về Nhà nước pháp quyền vốn được ông đối chiếu với luật thực định.

Như vậy, lý thuyết Nhà nước pháp quyền khi du nhập vào nước Pháp được kết hợp với truyền thống chính trị va thể chế đặc thù của Pháp thừa hưởng từ thời Cách mạng, so với đó quy chế của nó nhập nhằng : vừa cho phép làm tăng giá trị của lý thuyết này, đồng thời truyền thống đó cũng góp phần phát triển thêm lý thuyết thông qua việc mang tới những luận chứng mới nhằm phê bình các thể chế của nền cộng hòa thứ 3.